Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ huyện Tiên Du
4.1.7. Năng lực quản lý
Biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, cấp dưới và nhân dân, tin tưởng nhân dân, nhạy cảm về tổ chức, tinh tế và khéo léo trong ứng xử, được tôn trọng. Thông qua lời nói, việc làm cụ thể, làm cho nhân dân, cấp dưới tin tưởng, nghe theo, làm theo. Qua giao tiếp thể hiện được năng lực lãnh đạo, bản lĩnh chính trị, nghệ thuật để nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý thực hiện nhiệm vụ chính trị. Phần lớn đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện đều có năng lực giao tiếp, có kiến thức và phương pháp sẽ hiểu được suy nghĩ, tâm trạng của đối tượng, từ đó khéo léo trong cách ứng xử, hướng nhận thức, hành vi của đối tượng theo đúng ý định, tư tưởng của người lãnh đạo. Tuy nhiên vận còn một số ít cán bộ ngại giao tiếp, thiếu kỹ năng giao tiếp dẫn đến kết quả trao đổi, truyền đạt… không cao, hiệu quả công việc bị ảnh hưởng phần nào.
Năng lực quản lý còn thể hiện ở sự định hướng, phân công nhiệm vụ, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cấp trên đối với cấp dưới, khen thưởng, kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân dưới quyền. Công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật ngày càng được chú trọng mang đúng ý nghĩa của nó là khích lệ, uốn nắn cán bộ trong thực thi công vụ.
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra, kỷ luật và khen thưởng giai đoạn 2015-2017
Năm Kiểm tra Kỷ luật, cảnh cáo Khen thưởng
Tổ chức Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Cá nhân
2015 95 54 - 31 3 16
2016 116 65 - 36 3 17
2017 92 78 2 40 5 19
Nguồn: Văn phòng Huyện ủy Tiên Du (2015-2017)
Nhìn chung đội ngũ cán bộ huyện quản lý đều nhìn nhận tương đối đúng về bản thân, nhìn nhận đúng người, sử dụng cán bộ cấp dưới vào những việc phù hợp khả năng của họ. Có khả năng tiếp cận dễ dàng với những người khác, biết tập hợp những người khác nhau vào một tập thể theo nguyên tắc bổ sung nhau. Giao việc cho các đối tượng khác nhau và có giám sát, kiểm tra việc thực hiện như thế nào.