Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được áp dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng cán bộ lãnh đạo và thực trạng triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo…

Các kết quả này được biểu diễn dưới dạng các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị và các hình nhằm phản ánh kết quả của thực hiện các chính sách nhằm nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo những năm qua.

* Phương pháp phân tổ thống kê

Trong qua trình nghiên cứu tác giả tiến hành phân nhóm các cán bộ có trình độ năng lực tương đồng vào một tổ sau đó tiến hành điều tra mẫu.

* Phương pháp so sánh

Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của các năm (theo đánh giá của Tỉnh ủy và Huyện ủy) để so sánh, đối chiếu một cách tương đối chất lượng cán bộ của huyện và so sánh với các địa phương. So sánh bằng số liệu cụ thể thể hiện kết quả của năm sau với năm trước để đánh giá được chất lượng cán bộ, thấy được những ưu điểm và nhược điểm từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ một cách hợp lý.

* Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:

Trên cơ sở ý kiến đánh giá của những người đại diện trong lĩnh vực tổ chức cán bộ... từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn một số lãnh đạo Tỉnh ủy, cán bộ phụ trách huyện Tiên Du về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt của Huyện ủy và UBND huyện; nhận xét của họ về các lĩnh vực mà cán bộ cấp huyện cần được đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)