Xác định cơ cấu, tiêu chuẩn để xây dựng quy hoạch nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh

4.3.1. Xác định cơ cấu, tiêu chuẩn để xây dựng quy hoạch nhân sự

Tiếp tục quán triệt nghị quyết TW 3 khoá VIII và kết luận hội nghị trung ương 6 khoá IX về công tác tổ chức và cán bộ; cụ thể hoá nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức. Xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, người đứng đầu đơn vị.

Nhận xét, đánh giá cán bộ dân chủ, khách quan, trung thực. Thông qua đánh giá để lựa chọn những cán bộ có khả năng phát triển lâu dài; làm tốt công tác rà soát, quy hoạch cán bộ, đồng thời cần kiên quyết đưa những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, lười học tập, rèn luyện ra khỏi quy hoạch, bổ sung những cán bộ đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển vào quy hoạch.

Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức danh công chức do Huyện ủy quản lý là căn cứ để, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức trên cơ sở những tiêu chuẩn chung được quy định tại Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) và Kế hoạch số 16 KH/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Căn cứ đặc điểm và tính chất của từng lĩnh vực công tác mà xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ, công chức. Ngoài việc xác định cơ cấu, tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức như phẩm chất đạo đức, trình độ, cần được bổ sung thêm các yếu tố năng lực tư duy, năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực quản lý, năng lực tham mưu… xác định rõ cơ cấu, tiêu chuẩn của từng chức danh cụ thể.

Từ phân tích ở trên, căn cứ vào đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị và cơ cấu kính tế của từng địa phương hiện tại và những năm tiếp theo để xây dựng cơ cấu. Xây dựng quy hoạch và cơ cấu nhân sự dựa trên các tiêu chuẩn và các yếu tố

bổ sung, tránh quy hoạch vượt khả năng thực tế.

- Cán bộ cần phải đảm bảo nguyên tắc tập chung, dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, trung thực, toàn diện và công tâm; lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chính để đánh giá cán bộ.

- Về cơ chế, chính sách, xây dựng cơ chế chính sách phát triển đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người có đức, có tài; tạo bước chuyển căn bản trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học.

Bảng 4.20. Yêu cầu năng lực của các chức danh cấp huyện

Nội dung Cán bộ Ban Đảng Cán bộ Đoàn thể Cán bộ UBND

Chuyên môn Đại học Đại học Đại học

Lý luận Cao cấp Trung cấp Trung cấp

Công chức ngạch Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên

Ngoại ngữ Anh A Anh A Anh A

Tin học A A A

Tuổi Dưới 50 Dưới 50 Dưới 50

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Du (2017)

- Độ tuổi: Để đảm bảo tính kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức, việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức là rất cần thiết, từng chức danh cụ thể cần bố trí phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm của từng công việc và từng địa phương. Tỷ lệ cơ cấu độ tuổi cán bộ, công chức nên như sau:

+ Độ tuổi dưới 30: khoảng từ 25 - 30% + Độ tuổi từ 40 - 50: khoảng 20%

+ Độ tuổi từ 30 - 40: khoảng 35 % + Độ tuổi trên 50: khoảng 15%.

- Trình độ: Bao gồm học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước… phải quy định theo chuẩn nhất định. Đối với cán bộ cấp huyện phải có trình độ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ, tiến tới trình độ cao hơn; trình độ lý luận chính trị trung cấp; phải có kiến thức nhất định về pháp luật, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, quản lý xã hội… Đối với cán bộ, công chức cấp huyện do Huyện ủy quản lý ngoài trình độ chuyên môn Đại học, cần phải phải có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị và được đào tạo, bồi dưỡng về

kiến thức quản lý Nhà nước, kiến thức quốc phòng, an ninh.

Trình độ là tiêu chuẩn cần, vì trình độ cán bộ phải có sự tương quan với nhau thì hoạt động mới có hiệu quả. Bố trí cán bộ đúng chuyên môn đào tạo, phù hợp với năng lực và sở trường công tác. Việc bố trí đúng chuyên môn cần được xác định ngay từ khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ về làm việc. Đồng thời trong quá trình sử dụng cán bộ cũng cần được điều động, bố trí lại cho phù hợp với yêu cầu công việc. Việc bố trí, sử dụng cán bộ theo đúng yêu cầu trình độ nghiệp vụ của từng vị trí công tác sẽ có tác dụng không những tiết kiệm được lao động, bộ máy gọn nhẹ, mà còn làm cho mỗi người thực hiện đúng ngành nghề, trình độ chuyên môn, phát huy được năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)