Tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cho cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh

4.3.5. Tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cho cán bộ

* Công tác bố trí

Bố trí, sử dụng CB, CC vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật. Công tác quy hoạch và bố trí cán bộ có mối quan hệ với nhau, yêu cầu về bố trí cán bộ khác với yêu cầu đối với cán bộ được quy hoạch vào các chức danh, bởi vì bố trí cán bộ là lựa chọn những cán bộ có đủ tiêu chuẩn đảm đương vị trí, nhiệm vụ được giao. Việc bố trí cán bộ cần ưu tiên sử dụng cán bộ đã được đào tạo bồi dưỡng theo đúng tiêu chuẩn. Quy trình bố trí, sử dụng cán bộ được thực hiện trên cơ sở nhận xét đánh giá cán bộ của cấp uỷ và gắn với công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm đội ngũ cán bộ ổn định và có tính kế thừa, khắc phục tình trạng bố trí, sử dụng cán bộ theo cảm tính, hoặc do người đứng đầu và một số cán bộ trong cấp uỷ giới thiệu, như thế vừa tạo điều kiện cho cán bộ, công chức có cơ hội phát triển, vừa sử dụng được CB, CC một cách hợp lý, khai thác hết được khả năng, năng lực cán bộ, công chức. Trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức cần chú ý theo hướng sau:

- Giao nhiệm vụ phải tương xứng với năng lực và sức vươn lên của cán bộ, công chức không nên giao việc quá khả năng hoặc dưới tầm, trái sở trường của cán bộ, công chức.

- Trong quá trình sắp xếp cán bộ phải chú ý đến cơ cấu nguồn, có sự kết hợp hài hoà giữa cán bộ tại chỗ và cán bộ luân chuyển, điều động từ nơi khác đến, giữa người già và người trẻ, giữa nam và nữ… mỗi cán bộ có điểm mạnh, điểm hạn chế riêng. Do đó chú ý đến cơ cấu cán bộ là tạo nên sự bổ sung giữa các cán bộ trong đơn vị với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, làm tốt điều này sẽ phát huy cao nhất về thế mạnh của từng cá nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình thực thi công vụ.

- Bổ sung những nơi thiếu cán bộ hoặc không có cán bộ lãnh đạo đúng tiêu chuẩn để chủ động điều động, bổ nhiệm cán bộ ở nơi khác đến.

4.3.5. Tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cho cán bộ cán bộ

Cán bộ công chức nói chung và cán bộ, công chức lãnh cấp huyện là một trong những nhân tố quan trọng góp phần rất lớn trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Người cán bộ, công chức phải thường xuyên tiếp xúc

với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội nên việc làm tốt hay chưa tốt của cán bộ, công chức luôn được nhân dân xem xét và đánh giá. Do đó mỗi cán bộ, công chức phải thật sự là công chức mẫu mực trong việc rèn luyện đạo đức, tác phong, quan hệ ứng xử để góp phần phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải luôn được giáo dục nâng cao nhận thức, rèn luyện đạo đức cách mạng, tác phong của người công bộc và đạo đức ấy phải được thấm nhuần trong tư tưởng và hành động.

Cán bộ, công chức luôn phải thường xuyên đối mặt với các hiện tượng tiêu cực và vật chất đời thường cám dỗ. Vì vậy dù được phân công nhiệm vụ ở bất kỳ chức danh nào nếu không rèn luyện tu dưỡng đạo đức, phẩm chất chính trị thì sẽ dễ sa ngã, thoái hoá, biến chất.

Tóm lại, việc rèn luyện đạo đức cho cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo nói riêng là hết sức cần thiết để mỗi cán bộ luôn vì dân mà phục vụ, xây dựng địa phương ngày càng vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)