Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện
4.2.2. Yếu tố chủ quan
4.2.2.1. Phẩm chất đạo đức của cán bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức là yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội loài người, người cách mạng mà không có đạo đức thì như "sông không có nguồn", như "cây không có gốc", dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Thực tế rất dễ bắt gặp khi người dân giao dịch với các cơ quan Nhà nước là tình trạng cán bộ, công chức, viên chức gây phiền hà, nhũng nhiễu, chưa phát huy hết tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, gây mất niềm tin trong nhân dân, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội. Phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Tiên Du nói chung và cán bộ lãnh đạo nói riêng được nhân dân đánh giá tốt. Cán bộ có thái độ hoà nhã, văn minh, tôn trọng địa vị của người lãnh đạo, nhân dân phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao, tự chủ, dám chịu trách nhiệm; có trách nhiệm đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của cơ quan bảo đảm cho hoạt động nhiệm vụ, công vụ đạt hiệu quả cao. Trong quan hệ đồng nghiệp, chân thành, nhiệt tình, bảo đảm sự đoàn kết; phối hợp và góp ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ, công việc được giải quyết nhanh và hiệu quả.
Như vậy phẩm chất đạo đức của cán bộ đóng vai trò rất lớn trong việc thực thi nhiệm vụ cũng như ảnh hưởng tới năng lực của cán bộ. Cán bộ có phẩm chất đao đức luôn tự trọng, trách nhiệm với công việc, hiệu quả công việc cao được đồng nghiệp, nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
4.2.2.2. Trình độ của đội ngũ cán bộ
Kết quả tổng hợp một số thông tin chung về đội ngũ cán bộ lãnh đạo huyện được chúng tôi tổng hợp và thể hiện ở các hình 4.7, 4.8, 4.9 và 4.10.
2.11
91.58 6.32
Dưới 35 tuổi Từ 35 – 55 tuổi Trên 55 tuổi
15.79
56.84 27.37
Dưới 5 năm Từ 5 – 10 năm Trên 10 năm
Hình 4.7. Độ tuổi của đội ngũ cán bộ Hình 4.8. Thâm niên công tác
của đội ngũ cán bộ 95.79 4.21 Chứng chỉ Văn bằng 32.63 40 27.37
Anh A Anh B Anh C
Hình 4.9. Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ của đội ngũ cán bộ
Hình 4.10. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ của đội ngũ cán bộ
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Qua kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ cán bộ lãnh đạo là nam không quá chênh lệch so với tỷ lệ nữ (54,74% nam và 45,26% nữ).
Về độ tuổi, tỷ lệ cán bộ trẻ dưới 35 tuổi và cán bộ già trên 55 tuổi không cao (2,11% tỷ lệ dưới 35 tuổi và 6,32% trên 55 tuổi), có đến 91,58% cán bộ có độ tuổi từ 35 - 55 tuổi, đây là một trong những điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, thể hiện công tác quy hoạch, bố trí sắp xếp cán bộ của Huyện ủy theo đúng tinh thần của NQTW 6 khóa XII.
Về thâm niên công tác, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện được bầu cử (theo nhiệm kỳ) và thông qua tuyển dụng, nhiệm kỳ Đảng bộ Huyện Tiên Du 2015 - 2020 và nhiệm kỳ của HĐND các cấp là 2016-2021 nên số lượng cán bộ có thâm niên dưới 5 năm chỉ chiếm 15,79%, trên 10 năm chiếm 27,37%; hầu hết cán bộ có thâm niên công tác từ 5 - 10 năm (chiếm 56,84%).
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện của Tiên Du đều có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên, trong đó có 26,32% cán bộ có trình độ thạc sĩ và 1,05% có trình độ tiến sỹ. 100% cán bộ có trình độ lý luận chính trị và được đào tạo về quản lý Nhà nước, trong đó có 52,63% tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị và 42,11% cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
Kiến thức quản lý hành chính Nhà nước là một yêu cầu cần thiết đối với cán bộ, công chức, bởi những kiến thức này là những kiến thức cán bộ chuyên môn sử dụng hàng mỗi ngày khi giải quyết công việc thuộc phạm vi xử lý của cơ quan, đơn vị mình. Cán bộ, công chức là những người thực thi công vụ, đều đóng vai trò hoạt động công vụ.
Vai trò hoạt động công vụ chi phối và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Một nền công vụ tốt có chi phối và ảnh hưởng đến 6 lĩnh vực sau trong quản lý Nhà nước: quản lý hành chính Nhà nước, sản xuất hàng hóa và dịch vụ công, chính sách kinh tế và xã hội, quản lý các dự án và vấn đề ngân sách, ổn định tài chính và phát triển thể chế. Về trình độ quản lý Nhà nước có 48,42% cán bộ có trình độ chuyên viên chính và 51,59% cán bộ có trình độ chuyên viên. 100% cán bộ có trình độ tin học và tiếng anh từ A đến C.Về điều kiện cơ sở vật chất và môi trường làm việc của cán bộ, qua điều tra, trụ sở làm việc hiện nay nhìn chung là mới được xây dựng mấy năm gần đây, các chức danh cán bộ lãnh đạo cơ bản đã có phòng làm việc riêng. Trang thiết bị trong phòng làm được trang bị khá đầy đủ: điện thoại, máy vi tính, internet, ipad, bàn làm việc, tủ đựng tài liệu.... đây là một trong những điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc của các cán bộ lãnh đạo cấp huyện. Các bộ phận, phòng ban đều được cấp và đặt thêm các loại báo (như báo Pháp luật, báo Nhân dân, báo Công an...) và một số tạp chí chuyên ngành tại đơn vị để tạo điều kiện cho cán bộ đọc và nghiên cứu, nắm bắt được các thông tin kinh tế - xã hội, thời sự và cập nhật thông tin, các chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước.
4.2.2.3. Năng lực công tác của đội ngũ cán bộ
Năng lực công tác, giải quyết các nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho quá trình thực thi công vụ đạt
kết quả tốt. Cán bộ là nguồn lực chủ yếu của hệ thống quản lý hành chính có thể vận hành và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Do tình hình kinh tế - xã hội thường xuyên thay đổi đòi hỏi phải liên tục phát triển năng lực của tất cả cán bộ đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở địa phương. Năng lực của cán bộ được tiếp cận ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau về năng lực chuyên môn, tổ chức, lãnh đạo, quản lý và năng lực vận động.
Các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện được đánh giá có năng lực, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị khá vững vàng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cũng như khả năng lãnh đạo, chỉ đạo; giải quyết, xử lý khá tốt các tình huống chính trị phức tạp ở cơ sở. Có tinh thần trách nhiệm, có hiểu biết am hiểu pháp luật. Nắm chắc tình hình đảng bộ và nhân dân trên địa bàn; xây dựng, kiểm tra và lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng bộ; tạo được sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ. Tổ chức tốt việc thông tin, nắm tư tình hình tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn
Đa số ý kiến đánh giá có năng lực tổ chức chỉ đạo, thực hiện đối với nhiệm vụ thuộc thẩm quyền (đạt 83,08-87,69% đánh giá tốt). Có sự sáng tạo trong việc áp dụng các biện pháp cải tiến phương pháp làm việc tại địa bàn; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả, hàng năm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Biết lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân; có khả năng xử lý tình huống, nắm vững pháp luật và phát huy được thế mạnh, tiềm năng của địa phương; giải quyết khá tốt những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật; không có vi phạm lớn trong quản lý điều hành. Các Phó Chủ tịch UBND quản lý, chỉ đạo và tham mưu cho Chủ tịch UBND thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tài chính tại địa phương.
Ngoài năng lực thì kiến thức về chuyên môn, về quản lý hành chính là điều kiện cần thiết mà cán bộ các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện phải có, vì việc triển khai và thực thi nhiệm vụ phải căn cứ trên cơ sở luật pháp, không thể giải quyết công việc theo cảm tính hay kinh nghiệm. Đội ngũ cán bộ huyện được trang bị khá đầy đủ kiến thức chuyên môn, quản lý hành chính theo quy định. Tuy nhiên người dân đánh giá trong công tác quản lý, điều hành địa phương của cán bộ lãnh đạo chính quyền thì việc ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực xảy ra liên quan đến lĩnh vực địa chính, xây dựng.
Đối với cán bộ lãnh đạo của các tổ chức đoàn thể: Mặt trận và các đoàn thể chính trị đánh giá chủ yếu ở năng lực vận động. Phần đông cán bộ chuyên
trách là cán bộ có uy tín, được lựa chọn qua quá trình công tác, năng lực đã phần nào được khẳng định, có khả năng vận động hội viên, quần chúng nhân dân, được người dân đánh giá tốt. Công tác phối hợp giữa chính quyền với UBMTTQ và các đoàn thể đã phát huy tốt chức năng tổ chức, vận động, tuyên truyền và lôi cuốn quần chúng nhân dân tham gia các hoạt động phát triển xã hội và các phong trào thi đua tại địa phương luôn đạt kết quả cao. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ mặt trận và các đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ còn thiếu tính chuyên nghiệp, các hoạt động chỉ mang tính bề nổi các phong trào, trong khi đó việc vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện pháp luật về trật tự an ninh, môi trường… chưa thật sự được quan tâm thực hiện.
Khối Đoàn thể có cán bộ lãnh đạo Huyện đoàn và Hội Nông dân có 9,23% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ vẫn còn ở mức trung bình; tiếp đến là cán bộ lãnh đạo Phòng NN&PTNT có 78,46% ý kiến đánh giá tốt, 13,85% đánh giá khá và 7,69% ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Đài Truyền thanh huyện có 80,00% ý kiến đánh giá tốt; 12,31% đánh giá khá và 7,69% đánh giá còn ở mức trung bình.
Như vậy qua ý kiến đánh giá về năng lực giải quyết công việc và kết quả giải quyết công việc cho thấy chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo khá đồng đều, đa số là thực hiện nhiệm vụ từ khá đến tốt.
Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến của người dân về cách quản lý và điều hành của một số cán bộ, nhiều nhất là vấn đề về quản lý đất đai, tài chính.
Hộp 4.1. Ý kiến của người dân
Tôi không hay đi lên huyện, nhưng có việc gì cần lên huyện xin xác nhận, hỏi thủ tục hành chính được hướng dẫn tận tình, cụ thể, nhưng về việc cấp sổ đỏ cho nhà tôi đến giờ vẫn chưa được…
(Ông Nguyễn Văn Thắng xã Cảnh Hưng)
Hiện tại đa số cán bộ ở địa phương đã được trẻ hoá, kiến thức của cán bộ cơ sở phần nào đã cập nhập với thực tế yêu cầu; tuy nhiên, thực tế trình độ dân trí của một số người dân vẫn còn hạn chế, khi được giải thích về các thủ tục hành chính cũng như nghĩa vụ tài chính trong việc cấp sổ đỏ nhưng vẫn không thực hiện theo.
Hộp 4.2. Yêu cầu đối với cán bộ
Chính quyền địa phương cần cố gắng hỗ trợ cho lĩnh vực thương mại, dịch vụ, TTCN để phát triển thêm về kinh tế, quan tâm chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.... (Bà Nguyễn Thị Bé xã Nội Duệ)
Hầu hết người dân được phỏng vấn đều mong muốn đội ngũ cán bộ lãnh nói riêng và cán bộ, công chức các cấp nói chung cần tiếp tục trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và học hỏi thêm kinh nghiệm từ những cán bộ khác nhất là những kỹ năng thu thập kiến thức mới, kiến thức thực tế để phục vụ cho phát triển thương mại, dịch vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan đến chất lượng cán bộ huyện cán bộ huyện
ĐVT: %
Nội dung Rất quan trọng Quan trọng thường Bình Ít quan trọng
1. Lương, thưởng
- Mức lương phù hợp 49,47 41,05 7,37 2,11
- Khen thưởng bằng vật chất/giấy khen 47,37 38,95 10,53 3,16
2. Môi trường làm việc
- Môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ 33,68 47,37 12,63 6,32 - Trang thiết bị được cung cấp đầy đủ/vừa ý 32,63 46,32 18,95 2,11
3. Đào tạo và bồi dưỡng
- Được tạo cơ hội để đào tạo, bồi dưỡng 49,47 40,00 9,47 1,05
4. Thách thức trong công việc
- Sự đổi mới sáng tạo luôn được khuyến khích 38,95 47,37 9,47 4,21
5. Hành vi lãnh đạo của tổ chức/đơn vị
- Đánh giá đúng kết quả của cá nhân qua công tác 50,53 30,53 12,63 6,32
6. Quan hệ nơi làm việc
- Nơi làm việc thân thiện 44,21 38,95 10,53 6,32
- Đồng nghiệp thoải mái, dễ chịu và giúp đỡ nhau 55,79 32,63 9,47 2,11 - Các thành viên phối hợp làm việc tốt và tin
tưởng nhau 58,95 33,68 6,32 1,05
7. Sự phù hợp về công việc
- Công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo 38,95 47,37 9,47 4,21
8. Chính sách của cơquan/ đơn vị
- Văn hóa và cấu trúc tổ chức tốt 40,00 46,32 10,53 3,16
9. Tinh thần vì công việc
- Mong muốn phục vụ trong cơ quan/đơn vị
Nhà nước 47,37 41,05 7,37 4,21
- Sẵn sàng từ bỏ lợi ích cá nhân vì lợi ích
cộng đồng 49,47 36,84 12,63 1,05
Kết quả tổng hợp ở bảng 4.19 cho thấy mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan về phía bản thân người cán bộ có ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện cho thấy, nghiên cứu tiến hành khảo sát các cán bộ cấp huyện với các chỉ tiêu được nghiên cứu lựa chọn gồm: mức lương thưởng, môi trường làm việc, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng, khó khăn và thách thức trong công việc, hành vi lãnh đạo của tổ chức/đơn vị, quan hệ nơi làm việc, sự phù hợp về công việc, chính sách của cơ quan/đơn vị và tinh thần vì công việc của người CBCC.