Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các trang web và các công trình nghiên cứu đã được công bố, các báo cáo, Nghị quyết của Bộ Nội vụ, của tỉnh Bắc Ninh, của huyện Tiên Du.

Các tài liệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu được thu thập ở các phòng ban của Huyện ủy, UBND huyện và thông qua các báo cáo, thống kê tình hình kinh tế xã hội hằng năm của huyện.

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn cán bộ lãnh đạo Tỉnh ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của huyện và người dân địa phương. Đây sẽ là những căn cứ thực tế nhất nhằm đánh giá và phản ánh được thực tế của địa phương, góp phần hoàn thiện hơn một số lý luận về nâng cáo chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện.

* Cán bộ lãnh đạo cấp huyện: 95 người

* Cán bộ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện: 56 người * Người dân trên địa bàn: 60 người

Việc điều tra, khảo sát thử được tiến hành trước khi xây dựng phiếu điều tra với những đối tượng, nội dung tương tự. Qua điều tra có sự tham khảo, điều chỉnh và về nội dung cho phù hợp, sát thực nhất trước khi tiến hành điều tra chính thức trên diện rộng nhằm đem lại chất lượng cao cho quá trình thực hiện đề tài. Những nội dung chính của phiếu điều tra phù hợp đối với từng nhóm đối tượng.

- Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo, cán bộ phụ trách của Tỉnh ủy Bắc Ninh: phỏng vấn một số lãnh đạo Tỉnh ủy, cán bộ phụ trách huyện Tiên Du về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt của Huyện ủy và UBND huyện; nhận xét của họ về các lĩnh vực mà cán bộ cấp huyện cần được đào tạo.

- Điều tra cán bộ lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Tiên Du

Nội dung điều tra: Các thông tin chung được khảo sát gồm: tuổi, giới tính, đơn vị công tác, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo Huyện ủy và UBND huyện về chất lượng đội ngũ trưởng, phó các phòng, ban, ngành, đoàn thể của Huyện theo các tiêu chí như trình độ, năng lực công tác, đạo đức, lối sống, khả năng đáp ứng công việc được giao và nhận xét của họ về các lĩnh vực mà cán bộ cấp huyện cần được đào tạo. Đây vừa là kênh thông tin nhằm đánh giá khách quan đội ngũ cán bộ vừa là nơi sẽ có những đóng góp hữu hiệu vào việc làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện ngày càng tốt hơn.

- Điều tra cán bộ là trưởng, phó các các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện

Nội dung điều tra: Các thông tin chung được khảo sát gồm: tuổi, chức vụ công tác, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, quá trình đào tạo và bồi dưỡng của bản thân, nguyện vọng và nhu cầu cần đào tạo... của mỗi cán bộ được điều tra.

- Điều tra cán bộ lãnh đạo một số bộ phận chuyên môn các xã, thị trấn

Nội dung điều tra: Các thông tin chung được khảo sát gồm: tuổi, chức vụ công tác, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn. Đánh giá của mình về cán bộ lãnh đạo cấp huyện theo các tiêu chí phẩm chất, năng lực, chuyên môn và các kỹ năng.

- Điều tra người dân

Nội dung điều tra: Các thông tin chung được khảo sát: tuổi, giới tính, trình độ văn hóa; đánh giá của mình về cán bộ lãnh đạo cấp huyện theo các tiêu chí:

trình độ, năng lực công tác, đạo đức, lối sống, khả năng đáp ứng công việc... Đây là những ý kiến phản biện xã hội rất có hiệu quả trong công tác đánh giá khả năng hay mức độ giải quyết công việc của mỗi người cán bộ.

Các số liệu này sẽ giúp cho người nghiên cứu hiểu sâu hơn những tâm tư người dân về bản chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện hiện nay, từ đó định hướng và đề ra được giải pháp hay để giải quyết những vấn đề tồn tại hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)