Cơ cấu cán bộ lãnh đạo cấp huyện phân theo độ tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 59)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ huyện Tiên Du

4.1.2. Cơ cấu cán bộ lãnh đạo cấp huyện phân theo độ tuổi và giới tính

Kết quả về cơ cấu cán bộ lãnh đạo cấp huyện phân theo độ tuổi và giới tính được chúng tôi tổng hợp ở bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2. Độ tuổi và giới tính CBCC huyện Tiên Du giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Người Nội dung 2015 2016 2017 So sánh (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2016/2015

Phân theo độ tuổi 92 100 95 100 95 100 103,26

Dưới 35 tuổi 2 2,17 2 2,11 2 2,11 100,00

Từ 35 - 55 tuổi 84 91,30 87 91,58 87 91,58 103,57

Trên 55 tuổi 6 6,52 6 6,32 6 6,32 100,00

Phân theo giới tính

Nam 50 54,35 52 54,74 52 54,74 104,00

Nữ 42 45,65 43 45,26 43 45,26 102,38

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Du (2015-2017)

Qua kết quả tổng hợp ở bảng 4.2 cho thấy:

- Về độ tuổi chủ yếu của lực lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện của huyện Tiên Du chủ yếu là từ 35 - 55 chiếm hơn 91,30%; đội ngũ này khá ổn định qua các, mức tăng trưởng không nhiều, năm 2016 so với năm 2015 mức tăng là 103,57% và giữ ổn định đến năm 2017. Lực lượng cán bộ trên 55 tuổi năm 2015 chiếm tỷ lệ là 6,52% và đến năm 2016 - 2017 thì giảm xuống còn 6,32%. Lực lượng cán bộ trẻ dưới 35 tuổi là thấp nhất, chiếm 2,17% năm 2015 và 2,11% trong năm 2016-2017. Như vậy, qua bảng 4.2 cho thấy nỗ lực trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay của huyện Tiên Du.

- Về giới tính: Ngoài việc xem xét thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của huyện qua các khía cạnh số lượng, về chức danh, độ tuổi, cần phải xem xét thêm một khía cạnh nữa đó là giới tính. Trong hệ thống quản lý Nhà nước hiện nay và trong chính sách về chế độ CBLĐ, viên chức của Việt Nam, bình đẳng giới luôn là một trong những vấn đề được ưu tiên. Ngày nay chúng ta đang hướng đến xã hội nam - nữ bình quyền thì tỷ lệ cán bộ chủ chốt là nữ trong các tổ chức chính trị cần được tăng lên.

Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cán bộ nam và nữ có chút thay đổi qua các năm từ 2015 - 2017, nguyên nhân là do thời điểm nghiên cứu đề tài là ở cuối

nhiệm kỳ đại hội 2010-2015 và đầu nhiệm kỳ đại hội 2015-2020 do đó có sự thay đổi lớn nhất chủ yếu thường tập trung ở cuối nhiệm kỳ, nhân sự của khóa cũ sẽ được thay đổi khá nhiều. Từ số liệu của Bảng 4.3 nhìn chung số cán bộ chủ chốt cấp huyện trên địa bàn huyện Tiên Du có tỷ lệ nam giới chiếm 54,35% còn nữ giới là 45,65% năm 2015; đến đầu nhiệm kỳ mới tỷ lệ này có sự thay đổi là tỷ lệ nam giới chiếm 54,74% còn nữ giới là 45,26%; tỷ lệ mức tăng trưởng năm 2016 so với năm 2015 của nam so với nữ là 104,0:102,0%.

Tuy nhiên thực tế, nam giới có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nữ giới, nam giới thường có nhiều điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chấp nhận đi công tác xa tốt hơn so với nữ giới, trong khi nữ giới khi lập gia đình thường tập trung sinh con, chăm lo việc nhà nên ít nhiều ảnh hưởng tới công việc. Vấn đề này cũng là thực trạng chung của nước ta, ngoài ra vẫn còn có định kiến giới và bất bình đẳng giới, thậm trí có người còn coi thường nữ giới, ít chú trọng sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ một cách chủ động và có kế hoạch. Đặc biệt là ở cơ sở, tư tưởng không muốn làm việc dưới sự lãnh đạo của cán bộ nữ, chỉ phục tùng nam, tư tưởng phong kiến, coi thường phụ nữ trong một số đảng viên, trong một bộ phận xã hội và gia đình còn khá nặng. Bên cạnh đó, đôi khi gia đình cũng là một trở ngại đối với phụ nữ khi tham gia công tác ở xã. Nếu như với nam giới, khi tham gia hoạt động xã hội thì được sự ủng hộ và tạo điều kiện của vợ và các thành viên khác trong gia đình, trong khi nữ giới ít nhận được sự ủng hộ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)