Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
lãnh đạo
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ đề cập tới một số yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp mang tính quyết định đến chất lượng của đội ngũ lãnh đạo của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh như cơ sở hình thành đội ngũ cán bộ, tuyển dụng cán bộ, bố trí sử dụng cán bộ, đào tạo, đánh giá, luân chuyển điều động, chính sách cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ...
2.1.5.1. Các nhân tố khách quan
* Chế độ chính sách
Đây là yếu tố khách quan tác động đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chính quyền và ban ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm đến cả cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ và học viên giúp cho các cơ sở đào tạo có điều kiện tốt hơn để phục vụ công tác giảng dạy và học tập, giúp cho học viên có tinh thần thoải mái hơn khi tham gia học tập.
Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ cấp huyện là yếu tố quyết định đến việc hình thành đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện. Nếu Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư đến đội ngũ cán bộ cấp huyện thì sẽ hình thành nên đội ngũ cán bộ cấp huyện có năng lực, đủ phẩm chất “vừa hồng”, “vừa chuyên”.
* Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, tuyển dụng cán bộ
Quy hoạch cán bộ là nền tảng, cơ sở, căn cứ cho việc đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ. Quy hoạch cán bộ là một trong những khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Làm quy hoạch cán bộ là tạo điều kiện để kiện toàn tổ chức và đổi mới cán bộ một cách thường xuyên. Có quy hoạch cán bộ mới bảo đảm được tính kế thừa và liên tục trong đội ngũ cán bộ không để bị thiếu, bị hẫng hụt như lâu nay. Có quy hoạch cán bộ mới có thể xây dựng được kế hoạch cán bộ. Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII của Đảng về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”. Mục tiêu của quy hoạch là lựa chọn được những cán bộ thực sự có đức, có tài để đưa vào nguồn kế cận, dự bị; từng bước giao nhiệm vụ, thử thách, rèn luyện, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thông qua trường lớp và qua thực tiễn nhằm tạo nguồn
bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ phẩm chât, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Do đó, công khai quy hoạch cán bộ là cần thiết, tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia phát hiện, giới thiệu và giám sát cán bộ, ngăn ngừa những sai phạm, tiêu cực trong công tác cán bộ.
Hoạt động tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm… là các nội dung quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ và kỹ năng nghề nghiệp. Tuyển dụng công chức vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương qua con đường thi tuyển công khai.
Nếu các cơ chế, chính sách, quy trình bổ nhiệm được thiết lập một cách chặt chẽ và được thực hiện tốt thì sẽ tìm được những người cán bộ lãnh đạo có năng lực, trình độ và phẩm chất tốt của huyện.
Ngược lại, nếu các cơ chế, chính sách trong tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức huyện; Quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo chưa nhận được sự quan tâm đúng mức thì sẽ rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện để lựa chọn được những người đủ năng lực và phẩm chất bổ sung vào lực lượng cán bộ lãnh đạo của huyện.
Công tác tuyển dụng và thu hút nhân tài của của tỉnh Bắc Ninh nếu được thực hiện tốt sẽ thu hút được lực lượng công chức, viên chức có trình độ cao vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị của Nhà nước; Từ đó sẽ tìm được những cán bộ có đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo của huyện.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện được hình thành từ các đối tượng cán bộ qua bầu cử và do bổ nhiệm.
Đối với các đồng chí Huyện ủy viên, cán bộ chủ chốt công tác tại đảng ủy xã, thị trấn được bầu cử theo Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 220 - QĐ/TW ngày 17/4/2009 của Bộ chính trị (khóa X). Việc bầu cử thực hiện tại Đại hội theo nhiệm kỳ 5 năm một lần.
Cán bộ công tác tại HĐND, UBND các cấp việc bầu cử được thực hiện theo quy định của luật tổ chức HĐND và UBND. Hội đồng nhân dân khóa mới bầu Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND, thành viên UBND, Chủ tịch và các Phó chủ tịch UBND.
Cán bộ là trưởng các ngành đoàn thể chính trị như Bí thư đoàn thanh niên, Chủ tịch hội nông dân, … việc bầu cử thực hiện theo quy định của Điều lệ của tổ chức đó, được bầu tại Đại hội theo nhiệm kỳ 5 năm do Ban chấp hành tổ chức
Đại hội triệu tập.
Đối với cán bộ được bổ nhiệm, những cán bộ này được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ theo nhiệm kỳ của Đảng (đối với các cán bộ công tác Đảng) và được bổ nhiệm theo quy định 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành “quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo”.
Đối với đội ngũ cán bộ do Huyện ủy quản lý trước khi được đề bạt, bổ nhiệm hay đưa ra bầu cử chức danh lãnh đạo đều phải trải qua khoảng thời gian rèn luyện, được quy hoạch, đào tạo, lấy tín nhiệm của các cơ quan liên quan và phải được sự đồng ý của Huyện ủy và ngành dọc cấp trên. Sau đó Huyện ủy giao cho các cơ quan chuyên môn làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền chuẩn y hay bổ nhiệm với đội ngũ cán bộ này.
* Công tác sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Sử dụng cán bộ thế nào? Theo Hồ Chủ tịch, trước hết phải xác định đúng yêu cầu của công việc, ''công việc yêu cầu cán bộ'' và khi bố trí, sử dụng phải tránh sự thiên vị. Đồng thời, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải mạnh dạn cất nhắc cán bộ và thường xuyên luân chuyển cán bộ, chống bệnh ích kỷ, địa phương, kéo bè, chia rẽ phái này phái kia ''phải kết thành một khối không phân biệt, không kèn cựa và giúp đỡ nhau thì công việc mới chạy. Trong qúa trình sử dụng cán bộ phải thường xuyên đánh giá để kịp thời uốn nắn, sửa chữa khuyết điểm cho cán bộ và bố trí lại cán bộ khi cần thiết.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ có nội hàm hết sức phong phú nên cần được nghiên cứu ở nhiều phương diện. Song, cần khẳng định: Đánh giá cán bộ, sử dụng cán bộ là cả một vấn đề khoa học và nghệ thuật, và phải luôn ghi nhớ lời Bác dạy: “công việc thành hay bại đều từ cán bộ mà ra”.
Dùng người là cả một khoa học và nghệ thuật, do đó nếu bố trí đúng người sẽ phát huy mặt mạnh của cán bộ, thúc đẩy được phong trào và còn hạn chế được mặt yếu, mặt dở của họ. Người cán bộ lãnh đạo ngoài việc xác định đúng người, đúng việc, rất cần phải độ lượng, vị tha thế mới có thể đối với cán bộ một cách chí công - vô tư, không thành kiến, khiến can bộ không bị bỏ rơi; phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa; phải có tính chịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ; phải sáng suốt mới khỏi bị cách xa cán bộ tốt, có thái độ vui vẻ, thân mật.
Thực tế hiện nay, đối với một số cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu vẫn là đối phó, học cho qua để chuẩn hóa bằng cấp chuyên môn theo tiêu chuẩn chức danh hoặc để được đề đạt, bổ nhiệm lên cán bộ lãnh đạo chứ chưa thực sự có mục đích học để nâng cao trình độ, phục vụ cho công việc chuyên môn.
Đối với cơ quan cử công chức, viên chức, cán bộ lãnh đạo đi đào tạo, bồi dưỡng có xem xét, lựa chọn nhưng chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, ngạch bậc lương, các mối quan hệ … Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho cán bộ. Do đó, một số cán bộ lãnh đạo mặc dù đã được đào tạo, bồi dưỡng qua nhiều trường, lớp nhưng vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng đó là phần lớn các cơ quan, đơn vị chưa xác định rõ ràng nhiệm vụ cụ thể đối với từng vị trí công việc nên khó đưa ra được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng tương ứng với các nhiệm vụ phải thực hiện đối với cán bộ lãnh đạo. Mặt khác, một số cơ quan, đơn vị tuyển dụng, điều động, tiếp nhận công chức, viên chức; Bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo có trình độ, chuyên ngành đào tạo không phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của từng vị trí công tác cụ thể nên không tránh khỏi phải đào tạo lại, gây lãng phí.
* Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá phân loại cán bộ
Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện. Thông qua công tác này mới có thể phát hiện được những tiêu cực, bất cập nảy sinh từ cán bộ và công tác cán bộ. Qua đó kịp thời khen thưởng những nhân tố tích cực, xử lý nghiêm minh những sai phạm, khuyết điểm.
Công tác đánh giá phân loại cán bộ là một vấn đề hệ trọng, rất nhạy cảm và phức tạp trong công tác cán bộ, được tiến hành hàng năm. Đây là khâu mở đầu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để tiến hành việc bố trí, sử dụng và thực hiện các chính sách cán bộ, thực hiện việc bổ nhiệm, và miễn nhiệm; đồng thời để từng bước loại bớt những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi bộ máy. Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được tiềm năng của từng người và của cả đội ngũ cán
bộ, là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng được tiến hành hàng năm.
* Điều kiện, môi trường làm việc
Môi trường làm việc có một vai trò quan trọng, luôn được mọi người quan tâm và coi trọng, vì đây là yếu tố giúp cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Môi trường làm việc bao gồm các điều kiện vật chất và những người xung quanh môi trường đó. Chỉ khi người cán bộ có chuyên môn và có những điều kiện vật chất tốt thì họ mới có đủ khả năng thực hiện tốt công việc được giao.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công việc là một trong những yếu tố trực tiếp và khá quan trọng ảnh hưởng tới kết quả công việc, khả năng thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Trang thiết bị là phương tiện vật chất để phục vụ quá trình đổi mới phương pháp làm việc, giúp cho cán bộ, công chức thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra. Đầy đủ thiết bị cũng tạo điều kiện trực tiếp cho cán bộ, công chức phát huy tính cực chủ động, phát triển năng lực sáng tạo trong tiếp thu kiến thức, vận dụng kiến thức giải quyết công việc, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Trong điều kiện đầy đủ về trang thiết bị cán bộ, công chức sẽ có điều kiện học tập, khai thác thông tin, chủ động trong công việc tốt hơn đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức... ngược lại với điều kiện làm việc không đảm bảo về trang thiết bị cho công việc ảnh hưởng tới tâm lý cán bộ, công chức, không có điều kiện thể hiện khả năng, năng lực của cá nhân dẫn tới kết quả công việc không cao, không đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ công việc, không có điều kiện nâng cao trình độ, năng lực.
Ngoài ra các điều kiện vật chất để thực hiện tốt công việc, người làm việc trong tổ chức luôn muốn có mối quan hệ tốt với mọi người trong cùng một tổ chức. Khi người cán bộ có điều kiện làm việc thuận lợi, bầu không khí làm việc thân thiện thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc.
2.1.5.2. Nhân tố chủ quan bản thân người cán bộ
- Phẩm chất đạo đức cán bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều đến vấn đề đạo đức. Khi bàn về vai trò quan trọng của đạo đức, Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức là yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội loài người và đối với cá nhân con người xã hội.
chất của người cách mạng, người cán bộ, đảng viên. Nếu người cách mạng mà không có đạo đức thì như "sông không có nguồn", như "cây không có gốc", dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Người không chỉ yêu cầu mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, mà còn dặn dò đảng viên phải quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
- Trình độ học vấn.
Trình độ học vấn là nền móng, là cơ sở để cán bộ, công chức nhận thức và triển khai những nội dung văn bản mới của Đảng và Nhà nước, đồng thời là điều kiện hiểu biết tốt hơn để thực thi công việc quản lý tại địa phương.
Hạn chế về trình độ học vấn làm hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, luật pháp và các quy định của Nhà nước cũng như các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ và chính quyền cấp trên. Do đó cũng làm hạn chế khả năng phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước cho nhân dân, hạn chế năng lực tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách và cuối cùng là hạn chế năng lực quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo có vai trò rất lớn trong việc quản lý, điều hành tại các cơ quan, đơn vị, góp phần quyết định sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực (đặc biệt là độ ngũ cán bộ lãnh đạo). Trong đó việc sử dụng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển đó. Hay nói cách khác trình độ chuyên môn nguồn nhân lực càng cao thì sự phát triển của xã hội càng cao, cải thiện đời sống, hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
- Trình độ lý luận chính trị.