Kết quả sản xuất chăn nuôi của huyện 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 61 - 63)

TT Danh mục ĐVT Năm 2013 2014 2015 I Đàn trâu bò 1.1 Tổng đàn trâu bò con 9558 7805 6962 Tổng đàn trâu con 345 245 695 Tổng đàn bò con 9213 7560 6267 Bò lai Sind con 1820 1420 1400

1.2 Sản luợng thịt hơi Tấn 422,51 452,49 489 II Đàn lợn 2.1 Tổng đàn lợn con 155,19 153,70 141,96 Tổng đàn lợn nái Nghìn con 30,87 28,32 26,10 Lợn đực giống con 50 142 260 Tổng đàn lợn thịt Nghìn con 124,28 125,24 115,60

2.2 Sản luợng thịt hơi xuất

chuồng Tấn 25265 26,215 27,383 III Đàn gia cầm 3.1 Tổng đàn gia cầm Nghìn con 1.367,39 1.640,00 1.654,00 Trong đó đàn gà Nghìn con 1.045,219 1.230,00 1.250,00 3.2 Sản luợng thịt hơi Tấn 3845,00 3526,00 4346,00 3.3 Sản luợng trứng 1000q 33823,00 23813,00 39405,00 IV Tổng sản luợng thịt Tấn 29532,51 30193,49 32218,00

V Giá trị SX chăn nuôi (giá

CĐ 1994) Tỷ đồng 297,20 315,90 340,00

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Phụ (2015)

4.1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện

Vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đã nảy sinh cấp bách trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ do các cơ sở, trang trại chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh (sử dụng biogas) còn khá thấp và nằm xen lẫn trong các khu dân cư. Mặt

khác, huyện Quỳnh Phụ có chủ trương đẩy mạnh phát triển các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện nhằm tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý trong nông nghiệp và nông thôn. Do đó, do đó trong những năm gần đây chăn nuôi của huyện phát triển khá mạnh, đặc biệt là phát triển chăn nuôi tập trung, tuy nhiên các chủ cơ sở tập trung nhiều vào phát triển kinh tế nhiều hơn, mà không biết đi đôi với việc tăng phát triển quy mô thì sẽ có áp lực về môi trường và đây là một trong những vấn đề môi trường bức xúc cần phải giải quyết triệt để trong thời kỳ phát triển tới.

Rác thải chăn nuôi gồm: rác thải cứng là bao bì đựng thức ăn chăn nuôi, chai lọ thuốc thú y và rác thải mềm đó là thức ăn thừa, phân, nước tiểu của vật nuôi, đây là rác thải phân hủy nhanh và có thể sử dụng làm phân khi ủ nóng trong lò hoặc sau khi ủ trong bình Biogas. Rác thải mềm trong chăn nuôi thường chiếm tỷ lệ từ 90%, còn lại là rác thải rắn.

Nhìn chung việc xử lý rác thải mềm trong chăn nuôi trên địa bàn huyện được chủ yếu xử lý bằng các hình thức như: xử lý phân chuồng bằng biogas, hình thức này đang được khuyến khích tuy nhiên mới được một số ít áp dụng; Hình thức xử lý thứ hai là ủ làm phân bón cho cây trồng hoặc tận dụng làm thức ăn cho cá hình thức này thì thường được áp dụng đối với những cơ sở, hộ dân có số lượng vật nuôi ít và những cơ sở, hộ dân có diện tích NTTS lớn.

Hiện tại còn nhiều cơ sở, hộ dân không thu gom rác thải mềm trong chăn nuôi, chất thải được thải trực tiếp ra môi trường sống gây ảnh hưởng tới môi trường số của hộ dân mà còn tác động động đến cộng đồng dân cư xung quanh.

Theo kết quả điều tra của Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện năm 2015, trên địa bàn toàn huyện có 6.210 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm; trong đó có 2.537 hộ có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas, chiếm 40,85%. Hiện tạicác gia trại chăn nuôi có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do các gia trại chăn nuôi trong khu dân cư chưa có biện pháp xử lý môi trường phù hợp.

Đối với rác thải rắn trong chăn nuôi trên địa bàn huyện thì phần lớn được thu gom để tận dụng vào mốt số công việc hữu ích khác.

48

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)