Kinh nghiệm quản lý môi trường chăn nuôi tại một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 36 - 41)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý môi trường

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý môi trường chăn nuôi tại một số nước trên thế giới

a) Hiện trạng môi trường chăn nuôi trên thế giới

Môi trường chăn nuôi trên thế giới bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiều nguồn thải khác nhau từ chăn nuôi. Ở Trung Quốc, khoảng 42% Nitơ và 90% phốt pho đổ vào vùng biển Nam Trung Quốc là do chăn nuôi lợn. Dọc vùng bờ biển, nơi tập trung đông dân cư, mật độ lợn vượt quá 100 con/km2 và đất nông nghiệp quá tải do một lượng khổng lồ chất dinh dưỡng. Nước bẩn chảy tràn ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước biển và chất lượng trầm tích tại vùng biển này, một trong những vùng biển có phong phú đa dạng sinh học vào loại bậc nhất thế giới, đe dọa tới rừng ngập mặn, rạn san hô và cỏ biển. Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm của con người, ngành chăn nuôi thế giới đã phát triển rất nhanh và đạt được thành tựu đáng kể. Chăn nuôi đóng góp khoảng 40% tổng GDP nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất và cung cấp một lượng lớn sản phẩm quan trọng cho nhu cầu của con người, ngành chăn nuôi cũng đã gây nên nhiều hiện tượng tiêu cực về môi trường. Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, với các khí thải gây hiệu ứng nhà kính như: CO2, CH4, N2O… chăn nuôi hiện đang đóng góp tới 18% hiệu ứng nóng lên của trái đất, và theo dự đoán các loại chất thải này sẽ tăng lên trong thời gian tới (Phan Trọng Quỳnh, 2012).

Theo bản báo cáo mới đây của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) năm 2012 cho thấy ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng như thoái hoá đất, biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, thiếu nước và ô nhiễm nước, mất đa dạng sinh học.

Tổng diện tích dành cho chăn nuôi chiếm 26% diện tích bề mặt không phủ băng tuyết của Trái đất. Thêm vào đó là 33% diện tích đất trồng được dành để

sản xuất thức ăn cho chăn nuôi. Tổng cộng, ngành chăn nuôi chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp, tương đương 30% diện tích bề mặt Trái đất. Mở rộng diện tích dành cho chăn nuôi là một trong những nguyên nhân chính làm mất rừng. Tình trạng này xảy ra rất phổ biến trên toàn thế giới nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực Nam Mỹ. Rừng Amazon – khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới đang bị tàn phá với tốc độ khủng khiếp để chuyển đổi thành đồng cỏ chăn nuôi và đất trồng thức ăn gia súc. Mất rừng làm cho đất bị xói mòn vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô. Khoảng 20% diện tích đất đồng cỏ và đất rừng, trong đó khoảng 73% diện tích đất rừng nằm trong vùng khô hạn đã bị thoái hoá do các tác động của ngành chăn nuôi (Phan Trọng Quỳnh, 2012).

Biến đổi khí hậu với các hiện tượng như tăng nhiệt độ, tăng mực nước biển, tan băng, thay đổi các dòng hải lưu và các hiện tượng thời tiết cực đoan…đang từng ngày đe doạ sự tồn vong của loài người. Trong đó, ngành chăn nuôi phải chịu trách nhiệm về 18% trong tổng lượng phát thải khí nhà kính của toàn cầu, cao hơn cả ngành giao thông vận tải. Lượng phát thải CO2 từ chăn nuôi chiếm 9% toàn cầu, chủ yếu là do hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đặc biệt là phá rừng để mở rộng các khu chăn nuôi và các vùng trồng cây thức ăn gia súc. Ngành này còn thải ra 37% lượng khí mê tan CH4 (một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kinh cao gấp 23 lần CO2), 65% lượng khí NOx (có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần CO2) và tạo ra 2/3 tổng lượng phát thải khí a-mô-ni-ắc, nguyên nhân chính gây mưa axit phá huỷ các các hệ sinh thái. Hiện nay, ngành chăn nuôi đang chiếm khoảng 8% tổng lượng nước loài người sử dụng trên toàn thế giới. Nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất mà nó gây ra đối với môi trường nước chính là nước thải. Nước thải của ngành chăn nuôi chứa nhiều chất ô nhiễm như chất kháng sinh, hoocmon, hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu. Tất cả những tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trường đất, nước, không khí và khí hậu đã dẫn đến một kết quả tất yếu đối với hệ sinh thái Trái đất, đó là sự suy giảm đa dạng sinh học. Theo báo cáo của WWF, trong số 825 vùng sinh thái trên cạn của Trái đất có 306 vùng bị tác động bởi ngành chăn nuôi. Còn theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (Conservation International) thì có đến 23 trong tổng số 35 “điểm nóng về đa dạng sinh học” bị ảnh hưởng bởi ngành chăn nuôi. Sách đỏ về những Loài bị Đe doạ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) cũng cho thấy hầu hết những loài đang bị

đe doạ trên thế giới là do mất đi môi trường sống, mà chăn nuôi là một trong những nguyên nhân hàng đầu (Phan Trọng Quỳnh, 2012).

Môi trường chăn nuôi trên thế giới không chỉ bị ảnh hưởng bởi các chất thải từ ngành chăn nuôi mà nó còn ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch bệnh mà nó mang lại. Vấn đề dịch bệnh mang tính chất toàn cầu, có thể lây lan từ nước này sang nước khác, từ vùng này sang vùng khác, bằng nhiều con đường khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người như các bệnh: Cúm H1N1, H5N1 xảy ra ở gia cầm, lở mồm long móng xảy ra ở gia súc… Các bệnh này có thể lây lan trực tiếp sang cơ thể người. Chính vì thế, việc hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đã và đang rất được quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới.

b) Kinh nghiệm quản lý môi trường chăn nuôi tại Trung Quốc

Trung Quốc là nước có tiềm năng phát triển chăn nuôi vào loại nhất nhì trên thế giới. Bên cạnh đó là một nước đông dân, nên Trung Quốc cũng có chủ trương phát triển chăn nuôi nhằm đáp ứng thị trường trong nước. Trước đây do phát triển quá nóng nên chăn nuôi của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng. Từ 1990 đến 1992, Trung Quốc bị thiệt hại khoảng 120 triệu Đô la Mỹ do chăn nuôi bị bệnh, dịch. Trong vòng 10 năm qua, Trung Quốc hướng đến phát triển chăn nuôi một cách bền vững nên sản lượng chăn nuôi không tăng quá “nóng”. Năm 2010, sản lượng chăn nuôi của Trung Quốc đạt 36,7 triệu tấn, chiếm 61,2% tổng sản lượng chăn nuôi toàn thế giới và tăng 22% so với năm 1999, tương ứng với tăng trưởng bình quân 2%/năm (FAO, 2012).

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, Chính phủ Trung Quốc đã chú trọng áp dụng các công cụ và chính sách quản lý môi trường nhằm PTBV chăn nuôi. Cụ thể như sau:

+ Để bảo vệ nguồn nước và chất lượng nước chăn nuôi ổn định cũng như phục vụ các ngành kinh tế khác, Chính phủ hạn chế số lượng và qui mô trang trại chăn nuôi ở những vùng có thể phát triển du lịch như đảo Hải Nam và đóng cửa một số trang trại chăn nuôi tại tỉnh Giang Tô, hướng phát triển các trang trại chăn nuôi ở các tỉnh thuần nông hơn như Tứ Xuyên, Trùng Khánh và Vân Nam (Zilong Tan et al., 2006).

+ Từ mô hình ứng dụng công nghệ “hiếu khí” (aerobic technology) lần đầu tiên được thí điểm tại tỉnh Triết Giang (Zhejiang province), Bộ Nông nghiệp

Trung Quốc đã mở rộng triển khai cho các tính phía Nam Trung Quốc. Đây là công nghệ giúp xử lý nước cho các trang trại và hộ chăn nuôi. Nước được xử lý qua công nghệ này sẽ giảm lượng ni tơ và amoniac, tăng lượng oxy trong nước (Zilong Tan et al., 2006).

+ Chính phủ Trung Quốc cũng thúc đẩy và khuyến khích áp dụng các công nghệ, kỹ thuật mới, thân thiện môi trường. Những năm gần đây, các trang trại và hộ chăn nuôi được giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các cây thuốc nhằm phòng và trị bệnh cho chăn nuôi. Ngoài ra, các chế phẩm thân thiện với môi trường (probiotics) cũng được cho phép và khuyến khích kinh doanh giúp cho các trang trại chăn nuôi có thể sử dụng dễ (Zilong Tan et al., 2006).

Ngoài ra, Trung Quốc ban hành các chính sách chung cho nền kinh tế và có ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi. Cụ thể:

- Tăng cường đầu tư của Nhà nước vào cơ sở hạ tầng để tạo môi trường cho thu hút vốn đầu tư. Trong những năm 80, giai đoạn đầu của quá trình cải cách, vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Trung Quốc chiếm tới 80% tổng số vốn đầu tư của xã hội, đến nay giảm xuống còn 4 - 5%. về phạm vi đầu tư, Trung Quốc đã giảm dần đầu tư của ngân sách vào các công trình sản xuất kinh doanh, chuyển dần sang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng then chốt để điều tiết và kiểm soát nền kinh tế quốc dân (trong các cơ sở hạ tầng có một phần liên quan đến chăn nuôi).

- Cải cách cơ chế tiền tệ, tín dụng theo hệ thống kinh tế thị trường để nâng cao hiệu quả huy động vốn (mở rộng các loại hình tín dụng, ổn định tỷ giá, mở rộng các hình thức huy động vốn) và cho vay vốn, trong đó có cho vay chăn nuôi.

c) Kinh nghiệm quản lý môi trường trong chăn nuôi ở Thái Lan

Là một nước lớn trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan rất có tiềm năng về phát triển chăn nuôi bao gồm cả chăn nuôi và chế biến. Để phát triển bền vững chăn nuôi và BVMT, Thái Lan cũng đã ban hành và áp dụng nhiều biện pháp khác nhau.

+ Hầu hết các vùng nông thôn của Thái Lan đều có chăn nuôi và qui mô chủ yếu là cấp hộ. Những năm gần đây do chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Thái Lan nên nông dân tăng đầu tư cho ngành này. Chi phí thức ăn, chủ yếu là thức ăn công nghiệp tăng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí chăn nuôi. Chính phủ Thái Lan đã ban hành chính sách theo 2 hướng: (i) sản xuất thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi phải đáp ứng tiêu chuẩn và (ii) giảm tỷ trọng sử dụng thức ăn công

nghiệp. Theo hướng thứ nhất, Bộ nông nghiệp Thái Lan đã yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho lợn, gia cầm… cần đăng kí sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn các thành phần của thức ăn cho chăn nuôi. Theo hướng thứ 2, Bộ Nông nghiệp Thái Lan đã khuyến khích nông dân chăn nuôi sử dụng các thức ăn thay thế có sẵn ở địa phương. Hệ thống khuyến nông Thái Lan đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, tuyên truyền cho nông dân chăn nuôi, nhất là ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Thái Lan, về sử dụng các thức ăn truyền thống cho chăn nuôi thay thế thức ăn công nghiệp. Điều này làm giảm tỷ lệ chi phí thức ăn trong tổng chi phí nhưng cũng làm giảm dư lượng còn lại của thức ăn trong chăn nuôi (Phan Trọng Quỳnh, 2012).

+ Các tỉnh phía Nam Thái Lan, nông dân vừa cấy lúa, trồng rau và chăn nuôi. Họ sử dụng nhiều hóa chất và thuốc trừ sâu cho lúa và rau. Để giảm ảnh hưởng đến nguồn nước, Thái Lan khuyến khích nông dân giảm bón phân hóa học và sử dụng thuốc trừ sâu đối với lúa, rau nhằm giảm lượng hóa chất tồn dư đối với nước thải và nước ngầm, là nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và hệ thống khuyến nông ở 2 tỉnh Songkla và Nakhon Si Thammarat đã mở nhiều lớp tập huấn về tác động của hóa chất đến nguồn nước cho chăn nuôi. Bước đầu đã có khoảng 14% số nông dân chấp nhận giảm mức sử dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật cho lúa (Phan Trọng Quỳnh, 2012).

+ Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, Hội chăn nuôi Thái Lan đã cùng với 8 tổ chức tư nhân kí hợp tác trong cả chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi từ người cung ứng thức ăn đến người tiêu dùng cuối cùng. Các tác nhân tham gia thống nhất sản xuất, kinh doanh tuân thủ theo tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường sinh thái. Biện pháp đầu tiên được đưa ra là đổi mới công nghệ, nhưng cần lựa chọn công nghệ sao cho mức tăng chi phí, tăng giá mà người tiêu dùng có thể chấp nhận.

+ Thái Lan cũng như một số nước châu Á khác vẫn còn tồn tại hình thức sử dụng thức ăn cho chăn nuôi. Đây là nguồn dễ lây bệnh, dịch cho chăn nuôi. Để phát triển bền vững, Thái Lan khuyến khích nông dân chăn nuôi không sử dụng thức ăn tạp làm thức ăn. Ngoài ra, Thái Lan còn khuyến khích nông dân hướng sang chăn nuôi đa dạng, nghiên cứu tạo các giống, kết hợp các mô hình nuôi sử dụng các thức ăn truyền thống, sẵn có tại địa phương.

Ngoài các biện pháp cụ thể nêu trên, Thái Lan cũng có các chính sách chung có tác động tới ngành chăn nuôi và hướng ngành này phát triển bền vững hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)