Công tác tổng vệ sinh chuồng trại tại các cơ sở chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 85 - 87)

TT Loại cơ sở chăn nuôi

Tổng vệ sinh định kỳ

1 tuần 1 lần 2 tuần một lần 3 tuần một lần >3 tuần SL (cơ sở) Tỷ lệ (%) SL (cơ sở) Tỷ lệ (%) SL (cơ sở) Tỷ lệ (%) SL (cơ sở) Tỷ lệ (%) Tổng 5 16,67 11 36,67 5 16,67 9 30,00 1 CSCN Gia Cầm 1 20,0 4 36,36 1 20,0 4 44,4 - Quy mô lớn 1 100,0 3 75,0 0,0 0,0 - Quy mô nhỏ 0,0 1 25,0 1 100,0 4 100,0 2 CSCN Gia Súc 4 80,0 4 36,36 2 40,0 - Quy mô lớn 3 75,0 1 25,0 0,0 - - - Quy mô nhỏ 1 25,0 3 75,0 2 100,0 - 3 CSCN Tổng hợp 0,0 3 27,27 2 40,0 5 55,56 - Quy mô lớn 2 66,67 0,00 0,00 - Quy mô nhỏ 1 33,33 2 100,00 5 100,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2015)

d) Xử lý rác thải chăn nuôi - Thu gom xử lý rác thải mềm

Công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, giữ gìn môi trường sinh thái. Tuy nguồn chất thải của vật nuôi có những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và hiệu quả chăn nuôi xong bên cạnh đó nếu chúng ta tuân thủ và xử lý triệt để nguồn chất thải thì đây là nguồn phân hữu cơ chủ yếu để phục vụ cho ngành trồng trọt, góp phần đẩy mạnh phát triển song song giữa trồng trọt và chăn nuôi, tạo ra môi trường trong sạch và bảo vệ sức khoẻ con người.

Đối với yêu cầu chăn nuôi trong quy hoạch chuồng nuôi phải xây dựng bể chứa chất thải lỏng và ủ phân. Hàng ngày tiến hành thu gom phân rác để tập trung về hố ủ hoai mục trước khi sử dụng bón cho cây trồng (xử lý phân và các chất thải rắn bằng cách trộn lẫn với vôi bột + đất bột + phân lân + lá phân xanh hoặc trấu, ủ hoai mục). Nền chuồng nuôi và hố xử lý chất thải phải được xây và láng xi măng để dễ dàng cho quá trình cọ rửa vệ sinh và tránh được sự thẩm thấu chất lỏng ra ngoài môi trường, tạo được độ yếm khí của hố ủ, giúp phân chóng hoai mục. Đối với chất thải lỏng tiến hành xử lý tại bể chứa bằng vôi bột hoặc các chất hoá học sát trùng trước khi dẫn ra ao nuôi các hoặc tưới nước cho cây trồng (ngoài ra có thể xây dựng hệ thống bể lắng lọc có trồng cỏ thuỷ sinh và bèo tây để xử lý).

Qua điều tra cho thấy có 4 hình thức xử lý rác thải mềm tại các cơ sở chăn nuôi đó là: Xử dụng hầm bioga, Làm thức ăn cho cá, Ủ làm phân bón cây trồng và xả trực tiếp ra môi trường. Phần lớn các cơ sở đều xử dụng kết hợp các phương pháp trên.

Đối với nhóm chăn nuôi gà 100% các hộ đều sử dụng làm thức ăn cho cá, trong đó có 3 hộ một phần vừa làm thức ăn cho cá và một phần Ủ làm phân bón cho cây trồng.

Đối với nhóm chăn nuôi lợn có 8/10 cơ sở sử dụng hầm Biogas để xử lý chất thải và tận dụng được nguồn chất đốt cho sinh hoạt số này tập trung vào các cơ sở có số lượng vật nuôi lớn và nuôi theo hình thức công nghiệp tuy nhiên ngoài sử dụng hầm bioga. Ngoài xử dụng hầm bioga là hình thức xử lý chính thì các chủ cơ vẫn sử dụng 1 phần ủ làm phân, các cơ sở có diện tích ao lớn thì một phần tận dụng làm thức ăn cho cá và vẫn có một phần thải trực tiếp ra môi trường.

Đối với nhóm chăn nuôi tổng hợp do có diện tích lớn Ao nuôi trồng thủy sản và diện tích cây trồng phần lớn nhóm này dùng lượng phần rác thải mềm cho cá ăn và một phần ủ làm phân bón.

Qua điều tra cho thấy các cơ sở chăn nuôi đã có ý thức để xử lý lượng chất thải tại cơ sở chăn nuôi của mình tuy nhiên vẫn còn một phần rác thải (chủ yếu là nước thải vệ sinh chuồng trại) được thải trực tiếp ra môi trường Đặc biệt là đối với các cơ sở chăn nuôi gia cầm và một số cơ sở gần sông, không có nhu cầu lấy phân, không có công trình xử lý chất thải chăn nuôi làm sông mương bị ô nhiễm hữu cơ, mùi hôi thối bốc lên; nước và đất bị ô nhiễm làm giảm chất lượng cuộc sống, làm ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và người dân xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)