Công tác quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Công tác quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên

NUÔI TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH PHỤ

4.2.1. Công tác lập kế hoạch

4.2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở chăn nuôi tập trung

Ngoài những văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã được nhà nước ban hành, tỉnh Thái Bình và huyện Quỳnh Phụ còn có các quy định như sau:

Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình có quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ban hành quy định cơ chế quản lý, thực hiện quy hoạch khu chăn nuôi tập trung và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2012-2015; số 13/2015/QĐ-UBND ban hành quy định về trách nhiệm của các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Công tác QL môi trường tại huyện chịu trách nhiệm chính là UBND huyện. Dưới UBND huyện có các bộ phận chức năng chuyên môn về môi trường, ngoài ra các bộ phận theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện công tác BVMT. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Phụ chịu trách nhiệm trước UBND huyện về công tác quản lý môi trường ở địa phương. Ở cấp xã, thị trấn bố trí cho cán bộ địa chính xã hoặc cán bộ xây dựng làm kiêm nghiệm công tác môi trường. Như vậy nhìn chung công tác QLNN về môi trường tại huyện đã kết hợp được các tổ chức đoàn thể và các bộ phận chức năng trong công tác BVMT. Chương trình BVMT được gắn với các hoạt động chuyên môn.

Đối với công tác BVMT tại các cơ sở chăn nuôi tập trung. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm chính phối hợp phòng TNMT giúp cho UBND huyện thực hiện công tác QLNN về môi trường tại các cơ sở chăn nuôi.

UBND huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, những yêu cầu cấp thiết về QLMT để BVMT một cách bền vững đã thiết lập cơ chế QLMT trong chăn nuôi cả về tổ chức, tài chính và các chính sách, chế độ quy định.

UBND huyện giao nhiệm vụ cho UBND các xã, thị trấn và các ban ngành liên quan, trực tiếp quản lý giám sát các hoạt động liên quan tới công tác QLMT trong chăn nuôi tại các địa phương.

UBND huyện xây dựng quy hoạch, giải pháp, chính sách, quy định và các văn bản pháp quy để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động QLMT trong chăn nuôi trên địa bàn mình.

Sơ đồ 4.2. Cơ cấu QL môi trường chăn nuôi trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Quỳnh Phụ (2015)

Nhìn chung các VBQPPL lĩnh vực QLMT của huyện đã ban hành kịp thời, tập trung vào các vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng như ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm tại một số điểm nóng về môi trường như các khu vực bãi rác An Thái, Tái chế nhựa Đồng Tiến…tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN các địa phương. Tuy nhiên nhìn chung số lượng VBQPPL ở huyện chưa nhiều: như quản lý chất

Cơ sở chăn nuôi tập trung Tổ vệ sinh môi trường thôn Lãnh đạo các thôn (Trưởng thôn) Trạm xử lý chất thải Phòng Xây Dựng Phòng TNMT Phòng Tài chính Phòng Công thương Phòng Kế hoạch UBND huyện Phòng Nông nghiệp & PTNT UBND Xã, thị trấn Các tổ chức xã hội, và tổ chức khác

thải rắn, quản lý nước thải, khí thải và các chính sách khuyến khích dịch vụ BVMT, tái chế sử dụng chất thải.

- Hàng năm xây dựng và triển khai nghiêm túc kế hoạch nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường huyện; Tổ chức đóng góp ý kiến cho Chương trình chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Tổ chức nghiên cứu xây dựng chương trình, kế hoạch hành động bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Xây dựng báo cáo sơ kết 3 năm triển khai Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 21/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Bình về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

- Xây dựng và triển khai chương trình tập huấn, truyền thông về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, tổ chức thành công hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước và khoáng sản trên phạm vi toàn huyện.

Bảng 4.10. Số lượng các văn bản về môi trường được ban hành tại huyện

ĐVT : Văn bản

STT Lĩnh vực liên quan Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng cộng

1 Đất 2 2 3 10

2 Nước 1 2 1 5

3 Không khí 1 1 1 4

Nguồn: Văn phòng UBND huyện Quỳnh Phụ (2015)

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị tài liệu tuyên truyền kỷ niệm ngày môi trường 5/6; Cộng tác với Đài phát thanh huyện viết bài, đưa tin hưởng ứng kỷ niệm ngày môi trường thế giới 05/6; Tham mưu cho UBND huyện ban hành công văn chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch hưởng ứng ngày môi trường thế giới 05/6; Tổ chức thực hiện hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn với chủ đề "Cộng đồng liên kết chống lại biến đổi khí hậu".

- Triển khai và đặt xong biển tuyên truyền về bảo vệ môi trường tại 7 xã gồm: Quỳnh Khê, Quỳnh Hoa, Quỳnh Minh, An Hiệp, An Tràng, Đồng Tiến, Quỳnh Bảo.

Chưa có VBQPPL về lĩnh vực quản lý môi trường cho khu vực chăn nuôi nói riêng, tuy nhiên việc thực hiện BVMT tại các cơ sở chăn nuôi được vẫn được thực hiện lồng ghép theo các quy định về BVMT chung trên toàn huyện.

Nhìn chung các hoạt động thiết thực như đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thông tư hướng dẫn do Bộ Tài nguyên & môi trường xây dựng đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, ... , công tác thanh tra, kiểm tra, công tác hỗ trợ kỹ thuật, thiết bị xử lý chất thải, cải thiện môi trường cho các quy mô chăn nuôi, ... còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Việc lồng ghép công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi với các hoạt động chỉ đạo sản xuất, quản lý, thanh kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi cũng chưa cao. Chưa xây dựng được đánh giá môi trường chiến lược trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi. Số lượng trang trại chăn nuôi xây dựng đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và thực hiện nghiêm túc còn ít.

4.2.1.2. Nguồn nhân lực

Phòng TNMT là đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND huyện về quản lý tài nguyên môi trường tại địa phương, hiện tại phòng có 11 người trong đó Ths: 1 người còn lại là trình độ đại học và trung cấp, phần lớn cán bộ của phòng tham gia phụ trách về lĩnh vực tài nguyên (có tới 7/11 người), số lượng cán bộ phụ trách mảng môi trường chỉ có 1 trưởng phòng phụ trách chung, 1 phó phòng và 1 chuyên viên, không có cán bộ phụ trách riêng về môi trường trong chăn nuôi. Đối với cấp xã không có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực quản lý môi trường nói chung và lĩnh vực môi trường trong chăn nuôi nói riêng mà phần lớn là cán bộ địa chính làm kiêm nghiệm lĩnh vực môi trường nên đa số sự hiểu biết về lĩnh vực môi trường còn hạn chế dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý.

Bảng 4.11. Số lượng cán bộ Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Quỳnh Phụ năm 2015

STT Diễn giải Số lượng (người) Tuổi trung bình (tuổi) Trình độ Chuyên ngành 1 - Bộ phận lãnh đạo 2 42,5 + Trưởng Phòng 1 43 Thạc sỹ QLĐĐ + Phó Phòng 2 42 Đại học

Phụ trách Tài nguyên 1 43 Đại học QLĐĐ Phụ trách Môi trường 1 41 Đại học Thổ Nhưỡng 2 - Bộ phận chuyên môn 9 35

+ Phụ trách tài nguyên 6 34,5 + Phụ trách Môi trường 1 36 + Kế toán, văn phòng 2 37,5

Như vậy, nhìn chung đội ngũ cán bộ của Phòng và cấp xã, thị trấn còn mỏng, thiếu và chưa được đào tạo nhiều về lĩnh vực môi trường, nhất là cấp xã, thị trấn.

4.2.2. Công tác tổ chức thực hiện quản lý môi trường, xử lý chất thải

4.2.2.1. Chất thải

Khác với các loại chất thải khác, chất thải chăn nuôi cũng là sản phẩm của chăn nuôi vì nó được dùng để bón cho cây và sử dụng làm thức ăn cho cá, mặt khác phân lợn nặng và có dung tích lớn, việc vận chuyển phân rất khó khăn và tốn kém do vậy chúng được sử dụng ngay tại nơi sản xuất, bởi chính người chăn nuôi. Việc quản lý chặt chẽ chất thải trong các hộ chăn nuôi lợn rất có ý nghĩa: phương pháp xử lý chất thải phù hợp có tác động to lớn tới sức khoẻ của người chăn nuôi và ảnh hưởng sâu sắc tới năng suất chất lượng đàn vật nuôi; xử lý chất thải không tốt sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt với chất thải lỏng khi thải ra môi trường sẽ làm ô nhiễm toàn bộ hệ thống. Kết quả điều tra cho thấy quy trình quản lý chất thải chăn nuôi ở các hộ điều tra được thực hiện như sau:

a, Thu gom chất thải

Chất thải chăn nuôi tồn tại dưới dạng rắn, lỏng hay hỗn hợp của hai dạng này tuỳ thuộc vào cách thức thu gom. Có hai thói quen thu gom chất thải phổ biến nhất thông qua việc vệ sinh chuồng nuôi là:

- Trộn lẫn pha rắn/lỏng (phân, nước tiểu, nước rửa chuồng);

- Tách pha rắn/lỏng.

Cách thứ nhất: trộn lẫn pha rắn/lỏng. Khảo sát tại các hộ cho thấy, người ta thường rửa chuồng bằng cách phun nước hoặc dội nước. Do nền chuồng hơi dốc và dưới áp suất của nước, chất thải bị đẩy về phía cuối chuồng và thoát ra qua rãnh. Vào mùa hè, số lần rửa chuồng khoảng 1 - 3 lần/ngày, tùy theo nhiệt độ. Mùa đông, số lần rửa chuồng giảm xuống còn 1 - 4 lần/tuần. Cách thu gom này tạo ra phân lỏng hoặc phân chuồng (nếu có thêm chất độn chuồng). Chất thải được đưa vào hố tích trữ để xử lý tiếp. Và đây là phương pháp thu gom, phân loại chủ yếu của 90% các hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi lớn. 60% hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi nhỏ.

Cách thứ hai: Tách pha rắn lỏng

Theo cách này các hộ chăn nuôi sẽ tiến hành hót phần phân rắn rồi mới tiến hành rửa chuồng như vậy phân rắn và nước rửa chuồng sẽ được tách ra. Ở một hộ gia đình do không có nước rửa chuồng vào mùa đông một số hộ không dội chuồng mà bỏ chất độn chuồng. Nước thải chăn nuôi (nước tiểu và nước rửa chuồng) chảy vào hố chứa. Và đây là phương pháp thu gom, phân loại chủ yếu của 20% các hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi lớn và 40% hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi nhỏ.

Ở các hộ chăn nuôi lợn có quy mô trung bình và lớn thực hiện nhiều phương pháp quản lý chất thải khi họ có bể Biogas: họ có thể hót phân rắn và chỉ để phân lỏng chảy vào bể Biogas hoặc họ chỉ hót một lượng phân nhất định đủ để bón cho cây trồng hoặc cho cá ăn, lượng phân lỏng còn lại sẽ được chảy vào bể Biogas; hoặc họ không tách pha rắn/lỏng, toàn bộ chất thải và nước rửa chuồng sẽ đổ vào bể Biogas.

Tách pha rắn/lỏng là công việc thu gom chất thải tốn nhiều nhân công và nặng nhọc hơn phương pháp rửa chuồng. Nhưng đây lại là phương pháp có ưu điểm làm giảm khối lượng phân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và tiến hành xử lý chất thải. Nhưng thực tế cho thấy các hộ có quy mô chăn nuôi càng lớn thì việc tách pha rắn/lỏng càng hạn chế. Điều tra cho thấy, chỉ có các hộ chăn nuôi có nhà ủ phân có diện tích trồng cây tương đối lớn thường sử dụng phương pháp này, hoặc trong trường hợp hộ bán hoặc cho chất thải và việc thực hiện phương pháp này không thường xuyên.

Bảng 4.12. Phương pháp thu gom và phân loại chất thải chăn nuôi tại các cơ sở

STT Phương pháp

Chung Quy mô lớn Quy mô nhỏ SL CC

(%)

SL CC (%)

SL CC

(cơ sở) (cơ sở) (cơ sở) (%)

1 Trộn lẫn pha rắn/lỏng 20 66,67 8 80,00 12 60,00 - Cơ cở chăn nuôi gia cầm 4 20,00 2 25,00 2 16,67 - Cơ sở chăn nuôi gia súc 8 40,00 4 50,00 4 33,33 - Cơ sở chăn nuôi tổng hợp 8 40,00 2 25,00 6 50,00 2 Tách pha rắn /lỏng 10 33,33 2 20,00 8 40,00 - Cơ cở chăn nuôi gia cầm 6 60,00 2 100,00 4 50,00 - Cơ sở chăn nuôi gia súc 2 20,00 - - 2 50,00 - Cơ sở chăn nuôi tổng hợp 2 20,00 - - 2 100,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

b. Tích trữ chất thải

Khả năng tích trữ chất thải của mỗi cơ sở chăn nuôi là yếu tố quan trọng cho phép điều tiết quan hệ cung cầu, đảm bảo không ô nhiễm môi trường trong trường hợp mức cầu chất thải thấp, đặc biệt trong vụ đông khi cây trồng và ao nuôi cá, không sử dụng hết lượng chất hữu cơ chăn nuôi thải ra.

Tích trữ chất thải vật nuôi là một trong những khó khăn lớn đối với người chăn nuôi. Do quy mô cơ sở, đặc biệt là những hộ chăn nuôi trong khu dân cư không lớn nên diện tích đất để xây dựng hố tích trữ phân rất hạn chế. Các biện pháp tích trữ phân thường kết hợp với xử lý để giảm dung tích và khối lượng chất thải.

Khảo sát thực trạng tích trữ chất thải chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi tập trung cho thấy, có nhiều loại hố các cơ sở chăn nuôi sử dụng để chứa phân.

- Hố chứa phân chuồng và phân hót: hố chứa phân được xây bêtông ngoài chuồng nuôi và người ta có thể chuyển phân từ chuồng đến các hố này để ủ phân.

- Hố chứa phân lỏng, nước thải chăn nuôi.

Thường các hố này được các cơ sở dân xây kề lỗ thoát phân của chuồng, do đó toàn bộ lượng phân lỏng, nước thải chăn nuôi thải ra sẽ đổ vào hố chứa. Sau đó, phân lỏng chảy vào bể biogas và được chuyển hoá tại đây. Tuy nhiên, vào mùa mưa hoặc khi mở rộng quy mô đàn mà không nới thể tích chứa, hố chứa có thể bị tràn, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh. Nhiều cơ sở chăn nuôi điều tra tại hai huyện sử dụng loại hố này để tích trữ chất thải trước khi xử lý tiếp.

Trên là hai loại hố chủ yếu mà các hộ chăn nuôi sử dụng để chứa chất thải từ chăn, trong 30 cơ sở chăn nuôi có nhiều cơ sở có quy mô chăn nuôi trên 1000 lợn các loại và có hệ thống chuồng khá hiện đại nhưng chưa có hộ nào có hệ thống hầm chứa phân và nước thải ngay tại chuồng. Nhìn chung hố chứa chất thải của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn còn đơn giản và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm.

c. Chất thải tại các cơ sở chăn nuôi

Chất thải mềm tại các cơ sở điều tra đó là thức ăn thừa, phân, nước tiểu của vật nuôi, đây là rác thải phân hủy nhanh và có thể sử dụng làm phân khi ủ nóng trong lò hoặc sau khi ủ trong bình Bioga.

Qua điều tra cho thấy tổng lượng chất thải mềm của các cơ sở điều tra thải ra là 19586 kg/ng.đêm trong đó 14.782 kg là phân còn lại là nước thải. Lượng rác thải tập trung chủ yêu ở nhóm chăn nuôi Lợn với tổng lượng 12.754 Kg/ng.đêm chiếm 65% tổng lượng rác thải tiếp đó đến nhóm chăn nuôi tổng hợp và cuối cùng là nhóm chăn nuôi gia cầm.

Đối với các phần thức ăn thừa các chủ cơ sở thường xử lý ngay tại chỗ bằng cách đổ xuống ao cá.

Chất thải rắn của các cơ sở điều tra bao gồm bao túi đựng cám, vỏ thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)