Tổng hợp hình thức xử lý rác thải rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 87 - 92)

TT Loại cơ sở chăn nuôi

Xử lý rác thải rắn

Đốt Chôn lấp bãi rác chung Thu gom vào Tận dụng SL (cơ sở) Tỷ lệ (%) SL (cơ sở) Tỷ lệ (%) SL (cơ sở) Tỷ lệ (%) SL (cơ sở) Tỷ lệ (%) Tổng 20 100,00 1 100,00 13 100,00 16 100,00 1 CSCN gia cầm 6 30,00 0,00 2 15,38 5 31,25 2 CSCN gia súc 7 35,00 0,00 7 53,85 4 25,00 3 CSCN tổng hợp 7 35,00 1 100,00 4 30,77 7 43,75 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2015)

4.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra

- Thành lập ban chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, đề xuất biện pháp xử lý đối với các cơ sở vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu cho UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn huyện.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục bảo vệ môi trường và Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.

- Tổng hợp, báo cáo Sở TN&MT việc chấp hành các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện.

- Kiểm tra, thu thập số liệu, xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tại các khu chăn nuôi tập trung, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện.

- Nhìn chung công tác kiểm soát ô nhiễm đã được triển khai đều đặn hàng năm. Thành phố đã tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên về việc thực hiện BVMT và sau khi cấp phép, thẩm định ở các cơ sở, đơn vị sản xuất, tại các cơ sở SXKD và cụm dân cư. Đảm bảo việc thực hiện BVMT một cách đồng bộ từ các ban ngành đến các cộng đồng dân cư.

Tuy nhiên thủ tục thanh tra, kiểm tra còn quá rườm rà, xử phạt nhiều khung không rõ ràng, yêu cầu báo cáo quá nhiều gây lãng phí thời gian và phiền hà cho các cơ sở SXKD.

- Thẩm định và trình UBND huyện ký 28 bản cam kết môi trường của các dự án: trạm kinh doanh xăng dầu tại Quỳnh Hồng, dự án cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện, 19 dự án thuê đất tại điểm công nghiệp Đồng Tiến,...

- Phối hợp với Trung tâm Công nghệ Trắc địa và Môi trường (GETEC) – Công ty CP Tư vấn Kiến trúc Đô thị Hà Nội (UAC) xây dựng và thẩm định Báo cáo ĐTM của bãi rác Thị trấn Quỳnh Côi và Điểm công nghiệp Quỳnh Hồng.

Bảng 4.18. Số lần thanh kiểm tra và hình thức kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở điều tra

STT Chỉ tiêu Tổng hợp Cơ sở chăn nuôi lớn Cơ sở chăn nuôi nhỏ SL (cơ sở) CC (%) SL (cơ sở) CC (%) SL (cơ sở) CC (%)

1 Tổng số cơ sở điều tra 30 10 20

2

Số lần có cơ quan đến kiểm tra về môi trường ở cơ sở chăn nuôi bình quân/3năm

2,0 2,1 2,25

3 Hình thức kiểm tra Bằng trực giác 20 66,67 6 60 14 70 Có máy đo 2 6,67 1 10 1 5 Lấy mẫu phân tích 8 26,67 3 30 5 25 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2015)

- Thẩm định và trình UBND huyện ký 09 bản cam kết môi trường của các dự án: sửa chữa máy nông nghiệp, công nghiệp, ô tô và kinh doanh tổng hợp; chế biến thịt lợn sữa xuất khẩu; đầu tư xây dựng bến hàng hoá phục vụ nhà máy luyện và cán thép Shengli tại KCN Cầu Nghìn; xây dựng xưởng sản xuất gỗ mỹ nghệ của bà Hằng - An Đồng; dự án kinh doanh xe máy Honda và dịch vụ thương mại tổng hợp của CTCP Việt Nhật; dự án chuyển đổi xã An Vinh; dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất các sản phẩm Granitô đúc sẵn xã An Đồng; dự án ông Oánh - An Ấp; ông Trìu - Đồng Tiến.

- Bàn giao xe rác cho 13 xã. Trang bị và phối hợp với phòng Giáo dục bàn giao 55 thùng rác cho các trường học trên địa bàn huyện.

- Phối hợp với UBND các xã, thị trấn bàn giao 107 thùng rác cho các chùa, đình, trụ sở UBND xã.

- Phối hợp với các xã đã tổ chức, thành lập được 36/38 đội VSMT tự quản để thu gom, xử lí, chôn lấp giải quyết vấn đề rác thải trên địa bàn các xã, thị trấn.

- Đã lập hồ sơ khảo sát thiết kế chi tiết và thi công xây dựng bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh tại Thị trấn Quỳnh Côi.

- Phối hợp với Tổ chức Global - Care của Hàn Quốc xây dựng bể lọc nước sinh hoạt cho các hộ gia đình tại 6 xã, gồm: xã Đồng Tiến, An Dục, Quỳnh Nguyên, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Châu, Quỳnh Hồng.

- Việc xử lý ô nhiễm và kiểm soát môi trường tại các cơ sở chăn nuôi được giao nhiệm vụ chính cho trạm thú y cụ thể như sau:

+ Hàng năm Trạm thú y huyện phân công cán bộ bám sát địa bàn, đôn đốc, hướng dẫn cán bộ thú y cơ sở tích cực kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đồng thời nắm bắt thông tin dịch bệnh thông qua hệ thống các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, qua người chăn nuôi và qua đội ngũ thú y thôn, xã...

+ Hàng năm tổ chức tiêm phòng bệnh từ 2 - 3 đợt trên tổng đàn vật nuôi, ngoài ra tổ chức tiêm phòng bổ sung khi phát hiện ra dịch bệnh. Các loại vắc xin chủ yếu phòng chống các bệnh: cúm gia cầm, tụ huyết trùng, phó thương hàn, tả trên đàn gia súc, dại trên đàn chó mèo...

+ Công tác thanh kiểm tra các hoạt động trong lĩnh vực Thú y được triển khai toàn diện đóng góp vào công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả. Thực hiện thanh kiểm tra thường xuyên với công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi, kiểm tra các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, các cơ sở giết mổ, các cơ sở chế biến nông sản...và đã xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, tránh được nguy cơ dịch bệnh lan rộng.

+ Toàn huyện đã triển khai chiến dịch vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường, tập trung ở các ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, chủ yếu xử lý bằng hóa chất và vôi bột đã khử trùng chuồng trại góp phần tích cực vào công tác phòng chống dịch.

Từ năm 2010 đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của huyện tương đối ổn định. Không xảy ra dịch tai xanh trên đàn lợn. Năm 2010 dịch cúm gia cầm xảy ra tại xã Đồng Tiến và xã Đông Hải tổng số gia cầm ốm, chết, tiêu hủy gần 2.000 con. Năm 2012 dịch Lở mồm long móng đã xảy ra ở 02 hộ của xã Quỳnh Lâm với 49 con lợn ốm. Các dịch bệnh khác như: dịch tả lợn, Newcastle, Tụ huyết trùng … có xảy ra ở một vài hộ chăn nuôi nhưng đã được khống chế kịp thời không lây lan ra diện rộng.

Công tác phòng chống dịch như: tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc, giám sát dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện tốt và chặt chẽ nên tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện nhìn chung ổn định.

4.2.4. Công tác báo cáo, xử lý vi phạm

Bảng 4.19. Các hình thức xử lý phổ biến đang được áp dụng đối với cơ sở vi phạm về quản lý chất thải trên địa bàn huyện

STT Sai phạm và hình thức xử lý

Tổng hợp Cơ sở chăn nuôi lớn Cơ sở chăn nuôi nhỏ

SL CC SL CC SL CC

(cơ sở)) (%) (cơ sở) (%) (cơ sở) (%) 1 Tổng số người được hỏi 30 10 20

2 Các sai phạm 30 10 20 - Chưa có cam kết BVMT - Chuồng trại chưa đảm bảo 1 3,33 1 10 - Thức ăn, nguồn nước 4 13,33 2 20 2 10 - Vệ sinh thú y 8 26,67 3 30 5 25 - Xử lý chất thải 17 56,67 4 40 13 65 3 Hình thức xử lý - Làm cam kết 8 26,67 3 30 5 25 - Cưỡng chế 5 16,67 1 10 4 20 - Nộp phạt 16 53,33 6 60 10 50 - Tạm ngừng sản xuất 1 3,33 0 0 1 5 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2015)

Qua điều tra cho thấy có 100% các cơ sở đều mắc phải các sai phạm trong công tác chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn sinh học gắn bảo vệ môi trường, đặc biệt có tới 56,67 % các cơ sở sai phạm về vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi.

Các hình thức xử lý, tổng hợp số liệu từ 30 cơ sở cho thấy các hình thức xử phạt chủ yếu của các cơ quan chức năng, các tổ chức đứng ra quản lý chất thải chăn nuôi nói riêng, quản lý môi trường nói chung đó là các biện pháp nhắc nhở, làm cam kết 26,67%, cưỡng chế buộc các hộ áp dụng các biện pháp hạn chế sự ô nhiễm môi trường 16,67%; đình chỉ và tạm ngừng sản xuất 3,33%, các biện pháp phạt hành chính khi vi phạm 53,33%. Nhìn chung các biện pháp xử phạt của các cơ quan, cán bộ quản lý chưa nghiêm, chế tài sử dụng chưa đủ mạnh chủ yếu vẫn đang là làm bản cam kết và nộp phạt hành chính.

Kết quả điều tra cho thấy các cơ sở được kiểm tra bị vi phạm với các lỗi vi phạm chủ yếu là để tràn chất thải lỏng ra ngoài môi trường và các hố ủ chất thải rắn không đảm bảo mất vệ sinh với các hình thức phạt chủ yếu là phạt cảnh cáo và nhắc nhở, làm cam kết và một số hộ vi phạm nặng bị phạt hành chính từ 200.000đ đến 500.000 đ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)