Thông tin chung về các cơ sở chăn nuôi tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 63 - 65)

STT Danh mục

ĐVT Tổng Cơ sở chăn nuôi gia cầm Cơ sở chăn nuôi gia súc Cơ sở chăn nuôi tổng hợp

SL

Tỷ lệ

(%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

1 Số lượng cơ sở điều tra Cơ sở 30 100 10 33,33 10 33,33 10 33,33

2 Quy mô Cơ sở 30 100 10 100.00 10 100,00 10 100.00

- Lớn Cơ sở 10 33,33 4 40,00 4 40,00 2 20,00

- Nhỏ Cơ sở 20 66,67 6 60,00 6 60,00 8 80,00

3 Độ tuổi trung bình Tuổi 45,93 46,6 45,8 45,4

4 Giới tính Người 30 100 10 100 10 100 10 100

- Nam Người 29 96,67 9 90,00 10 100,00 10 100,00

- Nữ Người 1 3,33 1 10,00 0,00 0,00

5 Trình độ học vấn của chủ cơ sở chăn nuôi Người 30 100 10 100 10 100 10 100

- Đại học Người 6 20,00 2 20 1 10 3 30,00

- Trung cấp Người 2 6,67 0 0 2 20,00

- THPT, THCS Người 22 73,33 8 80 9 90 5 50,00

6 Hình thức kinh tế của cơ sở Cơ sở 30 100 10 100 10 100 10 100

- Kinh tế hộ Cơ sở 26 86,67 9 90,00 10 100,00 7 70,00

- Doanh nghiệp tư nhân Cơ sở 4 13,33 1 10,00 0 3 30,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2015)

4.1.3. Thực trạng chăn nuôi và chất thải tại các cơ cở điều tra

4.1.3.1. Một số thông tin chung

Qua bảng 4.2 thấy một số thông tin chung về chủ cơ sở chăn nuôi tập trung như sau:

- Độ tuổi trung bình của các chủ cơ sở là 45,93 tuổi, độ tuổi trung bình của các chủ cơ sở chăn nuôi tập trung ở ba loại hình chăn nuôi đó là gia cầm (46,6 tuổi), gia súc (45,8 tuổi) và tổng hợp (46,4 tuổi) không chênh lệch nhau nhiều. Chủ cơ sở có tuổi nhỏ nhất là 35 tuổi và lớn tuổi nhất là 56 tuổi.

- Có tới 29/30 chủ cơ sở chăn nuôi là nam chiếm 96,67% có một chủ cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung là nữ, điều này cho thấy rằng tỷ lệ nam tham gia vào lĩnh vực sản xuất chăn nuôi tập trung là chủ yếu vì vậy trong quá trình các chủ thể quản lý đặc biệt là các cấp quản lý khi tham gia quản lý môi trường trong chăn nuôi tập trung thì cần phải chú ý đến yếu tố này.

- Trình độ học vấn của các chủ hộ nhìn chung phần lớn có trình độ Trung học phổ thông và Trung học cơ sở (73,33%), trình độ trung cấp (6,67%) và Đại học (20%). Như vậy có thể thấy rằng trình độ học vấn của các chủ cơ sở chăn nuôi không cao điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình nhận thức về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi tập trung.

- Hình thức kinh tế của các cơ sở chăn nuôi chủ yếu là hình thức hộ (86,67%), có 4 cơ sơ chăn nuôi theo hình thức Doanh nghiệp tư nhân (chiếm13,33%).

4.1.3.2. Diện tích, vật nuôi

Các cơ sở chăn nuôi tập trung có mức vừa, nhỏ và lớn. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào có diện tích lô đất lớn là chăn nuôi theo quy mô lớn, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như các trang trại nào có vốn lớn thì sẽ đầu tư chăn nuôi với quy mô lớn hơn.

Trong mỗi cơ sở đều dành diện tích đất để xây dựng các hạng mục bao gồm diện tích xây chuồng trại, diện tích xây dựng ao, diện tích trồng trọt, và một phần diện tích để xây dựng nán trại, nhà kho và khu vực chứa rác.

Tổng diện tích các cơ sở điều tra là 306.469 m2, trong đó diện tích dành cho xây chuồng trại là 21.140m2 (chiếm 6,6%), diện tích mặt ao nuôi trồng thủy sản là 158.810 m2 (chiếm 51,82%) và diện tích trồng trọt là 123.895m2 (chiếm 40,43%) còn lại là phần diện tích nhỏ khoảng 30-300 m2 để các chủ cơ sở xây nán ở, nhà kho và bãi rác, như vậy có thể thấy rằng ngay từ khi xây dựng cơ sở phần lớn các chủ cơ sở chưa quan tâm đến vấn đề rác thải và đây cũng là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường xung quanh của cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)