Đánh giá tiếng ồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 94 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đánh giá môi trương xung quanh các cơ sở chăn nuôi

4.3.2. Đánh giá tiếng ồn

Do trong quá trình chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi tập trung còn nhiều thiếu xót trong xây dựng cơ sở hạ tầng, một lượng không nhỏ tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường xung quanh vì vậy đã có những biểu hiện của ô nhiễm môi trường tiếng ồn xung quanh các cơ sở chăn nuôi.

Bảng 4.23. Đánh giá của người dân về tiếng ồn xung quanh các cơ sở chăn nuôi

TT Loại cơ sở

Mức độ đánh giá

Không có Có tiếng ồn nhẹ Có tiếng ồn rất to SL (Hộ) Tỷ lệ (%) SL (Hộ) Tỷ lệ (%) SL (Hộ) Tỷ lệ (%) Tổng 4 100 34 100 52 100 1 CSCN gia cầm 1 25,00 5 14,71 24 46,15 2 CSCN gia súc 0 0,00 11 32,35 19 36,54 3 CSCN tổng hợp 3 75,00 18 52,94 9 17,31 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2015)

Qua điều tra phỏng vấn 90 hộ dân sống xung quanh các sơ sở chăn nuôi về vấn đề cảm nhận tiếng ồn phát ra tại các cơ sở chăn nuôi tập trung thì có tới 57,78% tương ứng với 52 hộ dân thấy tiếng ồn phát ra tại các cơ sở chăn nuôi tập trung rất to. Như vậy có thể nói rằng môi trường xung quanh các cơ sở chăn nuôi

đã có biểu hiện của ô nhiễm tiếng ồn tuy nhiên chưa nghiêm trọng vì vậy cần phải có những biện pháp kịp thời không để tiếp tục tình trạng tiếng ồn phát ra trực tiếp ra môi trường xung quanh.

Quản lý chất thải chăn nuôi là một lĩnh vực lĩnh vực mà nếu chỉ có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thì công tác quản lý khó đạt được hiệu quả cao vì đây lĩnh vực rộng phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân, ảnh hưởng trực tiếp môi trường sống, chất lượng sống và sức khỏe của cộng đồng vì vậy cộng đồng có vai trò to lớn đến kết quả và hiệu quả của công tác quản lý chất thải chăn nuôi nói riêng và các vấn đề ảnh hưởng đế môi trường nói chung.

Qua quá trình tìm hiểu tại địa bàn nhận thấy sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn đã bắt đầu hình thành nhưng còn rất hạn chế. Vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi đã được đưa ra khiển trách, nhắc nhở trong các cuộc họp của các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân.

Bảng 4.24. Phản ứng của hộ xung quanh khi các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm

STT Các phản ứng Tổng hợp Hộ quy mô lớn Hộ quy mô nhỏ SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) Tổng số hộ được hỏi 90 100,00 30 100,00 60 100,00 1 Thông báo cho chủ cơ sở 68 75,56 21 70,00 47 78,33 2 Báo chính quyền 10 11,11 7 23,33 3 5,00 3 Đưa ra cuộc họp 11 12,22 2 6,67 9 15,00 4 Không ý kiến gì 1 1,11 0 0,00 1 1,67 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2015)

Khi được hỏi về sự phản ứng của hộ khi chất thải chăn nuôi của một cơ sở chăn nuôi nào đó tràn ra và gây ảnh hưởng đến môi trường 68/90 người dân được hỏi (chiếm 75,56%) trả lời sẽ thông báo và nhắc nhở cho chủ cơ sở biết để cơ sở có biện pháp xử lý; 11,11% số người được hỏi lựa chọn giải pháp thông báo cho chính quyền địa phương vì theo họ nếu chỉ nhắc nhở thì các chủ cơ sở vẫn sẽ sai phạm chỉ có khi có sự cảnh cáo của chính quyền thì các cơ sở mới có thể khắc

phục, 12,22% ý kiến phản ứng sẽ đưa và nhắc nhở các cơ sở vi phạm ra giữa cuộc họp của quần chúng nhân dân để dưới sức ép của cộng đồng làng xã và chính quyền các cơ sở sẽ khắc phục. và điều đáng nói là vẫn có tới 1/90 hộ không phản ứng gì với vi phạm này của các cơ sở chăn nuôi vì theo họ không ảnh hưởng gì tới lợi ích của họ và nhiều khi do tâm lý làng xóm ngại nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)