Nội dung quản lý môi trường tại các cơ cở chăn nuôi tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 29 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý môi trường

2.1.3. Nội dung quản lý môi trường tại các cơ cở chăn nuôi tập trung

2.1.3.1. Lập kế hoạch quản lý môi trường

Xây dựng kế hoạch hoạt động trong quản lý môi trường chăn nuôi tập trung là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện việc quản lý được tốt. Xây dựng kế hoạch cần có sự minh bạch, tham gia của nhiều bên như: hộ nông dân sinh sống gần khu vực chăn nuôi, các chủ cơ sở chăn nuôi, ban quản lý thôn, xóm. Quản lý môi trường là việc làm lâu dài. Bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc thu gom và xử lý rác thải thì mỗi làng, xã đều cần có những quy ước, hương ước về bảo vệ môi trường sống xung quanh mình. Đây là những biện pháp có thể thực hiện được và cần

có sự nhận thức và đóng góp của mỗi người dân để từng bước xã hội hóa vấn đề môi trường trong chăn nuôi tập trung. Công tác quản lý Môi trường tại địa phương chịu trách nhiệm chính là cơ quan hành chính đứng đầu như UBND tỉnh, UBND huyện. Dưới có các bộ phận chức năng chuyên môn về lý môi trường, ngoài ra các bộ phận theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện công tác BVMT. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chịu trách nhiệm trước UBND huyện về công tác quản lý môi trường ở địa phương. Ở cấp xã, Thị trấn bố trí cho cán bộ địa chính xã hoặc cán bộ xây dựng làm kiêm nghiệm công tác môi trường. Như vậy nhìn chung công tác quản lý về môi trường tại huyện đã kết hợp được các tổ chức đoàn thể và các bộ phận chức năng trong công tác BVMT. Chương trình BVMT được gắn với các hoạt động chuyên môn (Phan Như Thúc, 2009).

2.1.3.2. Tổ chức thực hiện

a) Phân loại: Rác thải từ chăn nuôi bao gồm các loại phân gia súc, gia cầm

b) Lưu trữ, thu gom

Sự lưu giữ rác thải ngay từ nguồn trước khi chúng được thu gom là một yếu tố quan trọng trong quản lý môi trường. Việc quản lý rác thải bắt đầu từ việc lưu giữ tại nguồn: Yếu tố chủ yếu trong việc phân loại các thiết bị lưu giữ là tính tương hợp của các thiết bị với nguồn phát sinh, tính nguy hại tối thiểu đối với sức khoẻ, tính sửa đổi đối với thu gom hiệu quả và chi phí. Khối lượng lưu giữ rác thải dựa vào dung lượng và tần suất thu gom rác (Dương Nguyên Khang, 2009).

c) Xử lý chất thải chăn nuôi

Tuỳ từng đối tượng, thành phần chất thải mà có cách tiếp cận chất thải khác nhau.

- Ủ rác thành phân bón hữu cơ

Ủ rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ (composting) là một phương pháp khá phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Việc ủ rác sinh hoạt với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ có thể phân hủy được còn được tiến hành ngay ở các nước phát triển (quy mô hộ gia đình). Việc ủ rác thành phân bón hữu cơ có ưu điểm là giảm được đáng kể khối lượng rác, đồng thời tạo ra được của cải vật chất, giúp ích cho công tác cải tạo đất. Chính vì vậy, phương pháp này nên được áp dụng ở các quốc gia nghèo và đang phát triển (Dương Nguyên Khang, 2009).

- Hầm ủ khí sinh học Biogas

Biogas là một loại khí đốt sinh học được tạo ra khi phân hủy yếm khí phân thải ra của gia súc. Các chất thải của gia súc được cho vào hầm kín (hay túi ủ), ở đó các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng thành các chất mùn và khí, khí này được thu lại qua một hệ thống đường dẫn tới lò để đốt, phục vụ sinh hoạt của gia đình. Các chất thải ra sau quá trình phân hủy trong hầm kín (hay túi ủ) gần như sạch và có thể thải ra môi trường, đặc biệt nước thải của hệ thống Biogas có thể dùng tưới cho cây trồng. Hầm ủ khí sinh học Biogas được sử dụng để xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng trong chăn nuôi (Dương Nguyên Khang, 2009).

2.1.3.3. Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý

Nguồn nhân lực thể hiện qua chuyên môn đào tạo và số lượng cán bộ đáp ứng được yêu cầu chuyên môn đặt ra. Phòng TN&MT là đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND huyện về quản lý tài nguyên môi trường tại địa phương. Số lượng cán bộ được phân bổ đảm bảo cho những vấn đề môi trường được xử lý đúng theo chuyên môn đào tạo (Phan Như Thúc, 2009).

2.1.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra

Thành lập ban chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đề xuất biện pháp xử lý đối với các cơ sở vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Tham mưu cho cấp quản lý cao hơn thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa từng địa phương (Phan Như Thúc, 2009).

2.1.3.5. Tham gia quản lý của cộng đồng và các chủ cơ sở chăn nuôi tập trung

Để quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi hiện nay có rất nhiều công nghệ hiện đại, tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng hộ, từng mô hình chăn nuôi mà các hộ có thể sử dụng các biện pháp xử lý khác nhau như:

- Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại, diện tích chuồng nuôi, mật độ và bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi, xây dựng công trình xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại, trồng cây xanh. Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng.

- Xây dựng hệ thống hầm biogas: Việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)