Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 93)

STT Chỉ tiêu ĐVT SL CC (%) Tổng số hộ hộ 90 100,00 1 Giới tính chủ hộ - Nam Người 75 83,33 - Nữ Người 15 16,67

2 Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 46,18 3 Số lao động BQ/hộ LĐ 2,73 4 Nghề nghiệp chính của hộ 90 100,00 - Nghề nông hộ 82 91,11 - Công nhân hộ 2 2,22 - Dịch vụ, kinh doanh hộ 6 6,67 - Viên chức, công chức hộ 0 0,00 5 Tổng TN BQ/hộ Tr.đồng 105,79 6 Tổng chi BQ/hộ Tr.đồng 84,63 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2015)

Qua điều tra cho thấy chủ hộ đa số là nam, tuổi bình quân của các chủ không chênh lệch nhau nhiều và nằm trong khoảng từ 40 - 50 tuổi. Nghề nghiệp của đa số các chủ hộ là nghề nông hoặc công nhân nên trình độ của chủ hộ còn thấp và đa số chưa qua đào tạo. Số lao động bình quân một hộ không nhiều (2,73 lao động/hộ), thu nhập bình quân một năm của một hộ 105,59 triệu đồng.

4.3.1. Môi trường không khí

Do trong quá trình xử lý chất thải của các cơ sở còn nhiều thiếu xót, một lượng không nhỏ chất thải vẫn được thải trực tiếp ra môi trường vì vậy đã có những biểu hiện của ô nhiễm môi trường xung quanh các cơ sở chăn nuôi.

Qua điều tra phỏng vấn 90 hộ dân sống xung quanh các sơ sở chăn nuôi về vấn đề cảm nhận mùi của không khí thì có tới 71,11% các hộ dân thấy có mùi hôi thối của phân có 7,78% có mùi rất nặng còn lại 21,11% không thấy có mùi. Như vậy có thể nói rằng môi trường xung quanh các cơ sở chăn nuôi đã có biểu hiện của ô nhiễm môi trường tuy nhiên chưa nghiêm trọng vì vậy cần phải có những biện pháp kịp thời không để tiếp tục tình trạng chất thải bị thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.

Bảng 4.22. Đánh giá không khí xung quanh các cơ sở chăn nuôi

TT

Loại cơ sở

Tổng số

Mức độ đánh giá về không gian xung quanh cơ sở chăn nuôi

Không có mùi Có mùi Có mùi rất nặng SL (Hộ) Tỷ lệ (%) SL (Hộ) Tỷ lệ (%) SL (Hộ) Tỷ lệ (%) Tổng 90 19 21,11 64 71,11 7 7,78 1 CSCN gia cầm 30 5 26,31 23 35,94 2 28,57 2 CSCN gia súc 30 0 0,00 25 39,06 5 71,43 3 CSCN tổng hợp 30 14 73,68 16 25,00 0 0,00 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2015)

4.3.2. Đánh giá tiếng ồn

Do trong quá trình chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi tập trung còn nhiều thiếu xót trong xây dựng cơ sở hạ tầng, một lượng không nhỏ tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường xung quanh vì vậy đã có những biểu hiện của ô nhiễm môi trường tiếng ồn xung quanh các cơ sở chăn nuôi.

Bảng 4.23. Đánh giá của người dân về tiếng ồn xung quanh các cơ sở chăn nuôi

TT Loại cơ sở

Mức độ đánh giá

Không có Có tiếng ồn nhẹ Có tiếng ồn rất to SL (Hộ) Tỷ lệ (%) SL (Hộ) Tỷ lệ (%) SL (Hộ) Tỷ lệ (%) Tổng 4 100 34 100 52 100 1 CSCN gia cầm 1 25,00 5 14,71 24 46,15 2 CSCN gia súc 0 0,00 11 32,35 19 36,54 3 CSCN tổng hợp 3 75,00 18 52,94 9 17,31 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2015)

Qua điều tra phỏng vấn 90 hộ dân sống xung quanh các sơ sở chăn nuôi về vấn đề cảm nhận tiếng ồn phát ra tại các cơ sở chăn nuôi tập trung thì có tới 57,78% tương ứng với 52 hộ dân thấy tiếng ồn phát ra tại các cơ sở chăn nuôi tập trung rất to. Như vậy có thể nói rằng môi trường xung quanh các cơ sở chăn nuôi

đã có biểu hiện của ô nhiễm tiếng ồn tuy nhiên chưa nghiêm trọng vì vậy cần phải có những biện pháp kịp thời không để tiếp tục tình trạng tiếng ồn phát ra trực tiếp ra môi trường xung quanh.

Quản lý chất thải chăn nuôi là một lĩnh vực lĩnh vực mà nếu chỉ có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thì công tác quản lý khó đạt được hiệu quả cao vì đây lĩnh vực rộng phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân, ảnh hưởng trực tiếp môi trường sống, chất lượng sống và sức khỏe của cộng đồng vì vậy cộng đồng có vai trò to lớn đến kết quả và hiệu quả của công tác quản lý chất thải chăn nuôi nói riêng và các vấn đề ảnh hưởng đế môi trường nói chung.

Qua quá trình tìm hiểu tại địa bàn nhận thấy sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn đã bắt đầu hình thành nhưng còn rất hạn chế. Vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi đã được đưa ra khiển trách, nhắc nhở trong các cuộc họp của các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân.

Bảng 4.24. Phản ứng của hộ xung quanh khi các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm

STT Các phản ứng Tổng hợp Hộ quy mô lớn Hộ quy mô nhỏ SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) Tổng số hộ được hỏi 90 100,00 30 100,00 60 100,00 1 Thông báo cho chủ cơ sở 68 75,56 21 70,00 47 78,33 2 Báo chính quyền 10 11,11 7 23,33 3 5,00 3 Đưa ra cuộc họp 11 12,22 2 6,67 9 15,00 4 Không ý kiến gì 1 1,11 0 0,00 1 1,67 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2015)

Khi được hỏi về sự phản ứng của hộ khi chất thải chăn nuôi của một cơ sở chăn nuôi nào đó tràn ra và gây ảnh hưởng đến môi trường 68/90 người dân được hỏi (chiếm 75,56%) trả lời sẽ thông báo và nhắc nhở cho chủ cơ sở biết để cơ sở có biện pháp xử lý; 11,11% số người được hỏi lựa chọn giải pháp thông báo cho chính quyền địa phương vì theo họ nếu chỉ nhắc nhở thì các chủ cơ sở vẫn sẽ sai phạm chỉ có khi có sự cảnh cáo của chính quyền thì các cơ sở mới có thể khắc

phục, 12,22% ý kiến phản ứng sẽ đưa và nhắc nhở các cơ sở vi phạm ra giữa cuộc họp của quần chúng nhân dân để dưới sức ép của cộng đồng làng xã và chính quyền các cơ sở sẽ khắc phục. và điều đáng nói là vẫn có tới 1/90 hộ không phản ứng gì với vi phạm này của các cơ sở chăn nuôi vì theo họ không ảnh hưởng gì tới lợi ích của họ và nhiều khi do tâm lý làng xóm ngại nhau.

4.4. MỘT SỐ YÊU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

4.4.1. Bộ máy quản lý môi trường chăn nuôi

Chính quyền địa phương đóng vai trò quyết định trong công tác bảo vệ môi trường. Nên lấy cấp xã làm nòng cốt trong hệ thống quản lý, vì ở cấp xã các cán bộ quản lý có thể đi thị sát hoạt động của người dân, đây là biện pháp hiệu quả để thực hiện các giải pháp quản lý môi trường.

Trong các đoàn thể xã hội nên chú ý tới hội phụ nữ vì: Hội phụ nữ chăm chỉ, chu đáo, có vai trò rất lớn trong gia đình và hiểu rõ các khâu phát sinh chất thải tại địa phương và có thể đi vận động, tuyên truyền về bảo vệ môi trường.

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi tại huyện, ngoài Phòng Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối chịu trách nhiệm chính. Ngoài ra, còn có phòng tổ chức khác cùng tham gia quản lý nhà nước về môi trường như Phòng nông nghiệp & PTNT, phòng công thương, Trạm thú y..., dẫn tới sự chồng chéo. Tuy nhiên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị, các đoàn thể, các tổ chức. Vì việc ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn nói chung và ô nhiễm trong chăn nuôi nói riêng vẫn xảy ra hàng ngày, hàng giờ tại địa phương. Cơ quan quản lý vẫn chưa thực sự phát huy được tính tự giác và tinh thần đấu tranh chống ô nhiễm môi trường nên dễ dẫn đến tình trạng bỏ ngỏ không xử lý hoặc xử lý nửa vời, đầu voi đuôi chuột, xử lý vi phạm chỗ này lại tái phạm chỗ khác,… nói chung không triệt để.

Công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi còn nhiều bất cập, thiếu cả về nhân lực và vật lực. Hệ thống tổ chức ngành chưa được kiện toàn. Đến nay, tại huyện không có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực bảo vệ môi trường trong chăn nuôi tập trung. Lực lượng thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bảo vệ môi trường còn thiếu trong khi địa bàn hoạt động lại quá rộng. Đặc biệt, đa phần các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đều hình thành trước khi Luật Bảo vệ môi trường có

hiệu lực, mặt khác các cơ sở này đều nằm trong khu dân cư nên rất khó khăn trong việc xử lý. Vì thế, vấn đề quản lý ô nhiễm môi trường từ sự phát triển chăn nuôi chưa được chú trọng. Chỉ đạo sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, chỉ đạo thực hiện thực hành chăn nuôi tốt (VIETGAHP) chưa sâu, rộng và hiệu quả. Việc phân định trách nhiệm và các chế tài xử phạt trong hoạt động chăn nuôi làm ô nhiễm môi trường chưa thật rõ ràng và hiệu quả./.

4.4.2. Công tác quy hoạch chăn nuôi

Nhìn chung việc chăn nuôi tập trung tại huyện vẫn chưa được quy hoạch và quản lý chặt chẽ. Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn còn duy trì ở nhiều hình thức khác nhau, trong đó phổ biến nhất vẫn là chăn nuôi nông hộ. Hình thức chăn nuôi này phát triển tự phát không có quy hoạch, do đó hầu như chưa có đánh giá tác động môi trường, cũng như cam kết bảo vệ môi trường.

Các cơ sở chăn nuôi hầu hết phát triển tự phát, ít có quy hoạch xây dựng ngay trong vườn nhà, thôn xóm. Chỉ có một số ít cơ sở được được xây dựng quy hoạch cách ly khu dân cư, có đầu tư xử lý môi trường nhưng cũng chưa triệt để.

Huyện chưa tập trung quy hoạch dài hạn, quy hoạch cụ thể cho sự phát triển chăn nuôi bền vững cũng như bảo vệ môi trường chăn nuôi tại địa phương nên hệ thống thể chế, văn bản chính sách trong lĩnh vực này còn thiếu và yếu, chưa tương xứng với thực tiễn sản xuất.

Như vậy, phát triển chăn nuôi thiếu quy hoạch, chưa gắn với xử lý môi trường, không đánh giá tác động của môi trường khi sản xuất, kinh doanh là nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện.

4.4.3. Pháp luật, chính sách

Các văn bản dưới luật quy định các chế tài chưa đủ mạnh, các hướng dẫn chung chung, còn thiếu nhiều giải pháp cụ thể cho từng quy mô chăn nuôi, loại hình chăn nuôi và phương thức chăn nuôi.

Thiếu đầu tư cho khảo sát, thăm dò và đo đạc về đánh giá nguồn ô nhiễm và mức độ gây ảnh hưởng, về khả năng thích ứng công nghệ nên chưa có nhiều các văn bản hướng dẫn chi tiết hoặc các chính sách có sức thuyết phục cao.

Do công tác nghiên cứu khoa học cho riêng lĩnh vực BVMT trong chăn nuôi còn ít nên các văn bản quy định, hướng dẫn và các chính sách còn chung chung, dàn trải, tính khả thi chưa cao.

Nhìn chung công tác bảo vệ môi trường chăn nuôi còn rất khó thực hiện bởi sức đầu tư cho các công trình xử lý chất thải, hóa chất sát trùng, xây dựng chuồng trại hợp lý, … còn quá tầm đầu tư của các cơ sở. Trong khi đó, các tác động của chính sách về bảo vệ môi trường chăn nuôi hiện nay ít đến được với hộ nông dân. Các cơ chế về xây dựng khu xử lý chất thải, xây hầm biogas…rất khó áp dụng tại các hộ gia đình. Kinh phí hỗ trợ rất nhỏ và chỉ đi theo dự án riêng lẻ, manh mún, phụ thuộc vào ngân sách của tỉnh theo từng năm hoặc theo sự giúp đỡ của các tổ chức về bảo vệ môi trường.

4.4.4. Trình độ quản lý và kỹ thuật chăn nuôi của người chăn nuôi

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại về môi trường (vừa là môi trường sống đồng thời cũng là môi trường lao động của người chăn nuôi) tại các cơ sở chăn nuôi: Trình độ học vấn của các chủ cơ sở còn thấp cùng với tâm lý, thói quen lao động tiểu nông, giản đơn đã cản trở người lao động trong việc tiếp cận những kiến thức lao động chuyên môn và kiến thức về an toàn vệ sinh lao động.

Qua điều tra 30 cơ sở Chỉ có 10% chủ các cơ sở chăn nuôi qua đào tạo nghề. Vì phần lớn các chủ hộ chưa được đạo tạo nghề nên việc xử lý chất thải, tiêu hủy gia súc, gia cầm hầu hết còn chưa đúng kỹ thuật, gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước, chất đất và chất lượng không khí khu vực có chăn nuôi.

Hầu hết các chủ cơ sở chưa có ý thức kỷ luật đầy đủ về việc cần thiết xử lý chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh trong quá trình sản xuất. Hầu hết cơ sở không có hệ thống nước thải hoàn chỉnh.

Bảng 4.26. Tình hình đào tạo nghề của các chủ cơ sở chăn nuôi

TT Loại cơ sở

Chủ cơ sở được đào tạo nghề

Chủ cơ sở chưa được đào tạo nghề SL (Cơ sở) Tỷ lệ (%) SL (Cơ sở) Tỷ lệ (%) Tổng 3 10,00 27 90,00 1 CSCN gia cầm 0 0,00 10 37,04 2 CSCN gia súc 2 66,67 8 29,63 3 CSCN tổng hợp 1 33,33 9 33,33 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2015)

4.4.5. Phương thức và tập quán chăn nuôi

Chăn nuôi thường phân tán, nhất là chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi lợn ở các vùng nông thôn. Chất thải hoàn toàn xả tự nhiên ra môi trường. Đây là tập quán, truyền thống lâu đời rất khó thay đổi và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trực tiếp, phạm vi, quy mô rộng lớn. Vì vậy khi chuyển sang chăn nuôi tập trung do vẫn bị ảnh hưởng bởi tập quán chưa thể thay đôi được lối suy nghĩ mới trong chăn nuôi nên nhiều chủ cơ sở vẫn còn mắc nhiều sai lầm trong vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi.

Hơn nữa một số cơ sở chăn nuôi do chế biến nông sản như chế biến bột sắn, làm miến rong, nấu rượu… kết hợp nuôi lợn để tận dụng phụ phẩm. Cùng với sự phát triển của nghề chính, chất thải của quá trình sản xuất đã gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi mật độ cao do tận dụng phụ phẩm của quá trình chế biến đã gây ô nhiễm môi trường.

4.4.6. Mức độ đầu tư

Trong khi chăn nuôi vốn đã là nghề sản xuất đòi hỏi đầu tư lớn mà quy trình xử lý môi trường thường cần phải áp dụng các công nghệ cao, chi phí lớn nên dễ bị người chăn nuôi bỏ qua khi đầu tư cho chăn nuôi.

Do đa số các địa phương còn thiếu quỹ đất dành cho chăn nuôi mà chăn nuôi muốn đảm bảo vệ sinh môi trường thì cần diện tích lớn để đủ cơ sở xây dựng chuồng trại, nhà kho, khu xử lý chất thải và hầu như không có công nghệ chế biến chất thải là các nguyên nhân gây ô nhiễm môi tại các điểm chăn nuôi tập trung.

4.4.7. Nhận thức của xã hội về công tác quản lý chất thải chăn nuôi

Nhận thức của chủ các chủ cơ sở chăn nuôi về tầm quan trọng và mức độ nguy hiểm của việc không quản lý chất thải chăn nuôi nó vừa là nguyên nhân nhưng một phần phản ánh hiệu quả của công tác quản lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn, đặc biệt là hiệu quả của công tác đào tạo và tập huấn.

Mức độ nhận thức về công tác quản lý chất thải chăn nuôi được thể hiện về mức độ đánh giá về tầm quan trọng cũng như sự ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi. Như đã được nói đến trong phần cơ sở lý luận của đề tài, trong chăn nuôi công tác bảo vệ môi trường có vai trò rất quan trọng vì nếu môi trường không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)