Công tác lập kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 75 - 79)

4.2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở chăn nuôi tập trung

Ngoài những văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã được nhà nước ban hành, tỉnh Thái Bình và huyện Quỳnh Phụ còn có các quy định như sau:

Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình có quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ban hành quy định cơ chế quản lý, thực hiện quy hoạch khu chăn nuôi tập trung và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2012-2015; số 13/2015/QĐ-UBND ban hành quy định về trách nhiệm của các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Công tác QL môi trường tại huyện chịu trách nhiệm chính là UBND huyện. Dưới UBND huyện có các bộ phận chức năng chuyên môn về môi trường, ngoài ra các bộ phận theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện công tác BVMT. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Phụ chịu trách nhiệm trước UBND huyện về công tác quản lý môi trường ở địa phương. Ở cấp xã, thị trấn bố trí cho cán bộ địa chính xã hoặc cán bộ xây dựng làm kiêm nghiệm công tác môi trường. Như vậy nhìn chung công tác QLNN về môi trường tại huyện đã kết hợp được các tổ chức đoàn thể và các bộ phận chức năng trong công tác BVMT. Chương trình BVMT được gắn với các hoạt động chuyên môn.

Đối với công tác BVMT tại các cơ sở chăn nuôi tập trung. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm chính phối hợp phòng TNMT giúp cho UBND huyện thực hiện công tác QLNN về môi trường tại các cơ sở chăn nuôi.

UBND huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, những yêu cầu cấp thiết về QLMT để BVMT một cách bền vững đã thiết lập cơ chế QLMT trong chăn nuôi cả về tổ chức, tài chính và các chính sách, chế độ quy định.

UBND huyện giao nhiệm vụ cho UBND các xã, thị trấn và các ban ngành liên quan, trực tiếp quản lý giám sát các hoạt động liên quan tới công tác QLMT trong chăn nuôi tại các địa phương.

UBND huyện xây dựng quy hoạch, giải pháp, chính sách, quy định và các văn bản pháp quy để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động QLMT trong chăn nuôi trên địa bàn mình.

Sơ đồ 4.2. Cơ cấu QL môi trường chăn nuôi trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Quỳnh Phụ (2015)

Nhìn chung các VBQPPL lĩnh vực QLMT của huyện đã ban hành kịp thời, tập trung vào các vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng như ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm tại một số điểm nóng về môi trường như các khu vực bãi rác An Thái, Tái chế nhựa Đồng Tiến…tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN các địa phương. Tuy nhiên nhìn chung số lượng VBQPPL ở huyện chưa nhiều: như quản lý chất

Cơ sở chăn nuôi tập trung Tổ vệ sinh môi trường thôn Lãnh đạo các thôn (Trưởng thôn) Trạm xử lý chất thải Phòng Xây Dựng Phòng TNMT Phòng Tài chính Phòng Công thương Phòng Kế hoạch UBND huyện Phòng Nông nghiệp & PTNT UBND Xã, thị trấn Các tổ chức xã hội, và tổ chức khác

thải rắn, quản lý nước thải, khí thải và các chính sách khuyến khích dịch vụ BVMT, tái chế sử dụng chất thải.

- Hàng năm xây dựng và triển khai nghiêm túc kế hoạch nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường huyện; Tổ chức đóng góp ý kiến cho Chương trình chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Tổ chức nghiên cứu xây dựng chương trình, kế hoạch hành động bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Xây dựng báo cáo sơ kết 3 năm triển khai Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 21/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Bình về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

- Xây dựng và triển khai chương trình tập huấn, truyền thông về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, tổ chức thành công hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước và khoáng sản trên phạm vi toàn huyện.

Bảng 4.10. Số lượng các văn bản về môi trường được ban hành tại huyện

ĐVT : Văn bản

STT Lĩnh vực liên quan Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng cộng

1 Đất 2 2 3 10

2 Nước 1 2 1 5

3 Không khí 1 1 1 4

Nguồn: Văn phòng UBND huyện Quỳnh Phụ (2015)

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị tài liệu tuyên truyền kỷ niệm ngày môi trường 5/6; Cộng tác với Đài phát thanh huyện viết bài, đưa tin hưởng ứng kỷ niệm ngày môi trường thế giới 05/6; Tham mưu cho UBND huyện ban hành công văn chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch hưởng ứng ngày môi trường thế giới 05/6; Tổ chức thực hiện hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn với chủ đề "Cộng đồng liên kết chống lại biến đổi khí hậu".

- Triển khai và đặt xong biển tuyên truyền về bảo vệ môi trường tại 7 xã gồm: Quỳnh Khê, Quỳnh Hoa, Quỳnh Minh, An Hiệp, An Tràng, Đồng Tiến, Quỳnh Bảo.

Chưa có VBQPPL về lĩnh vực quản lý môi trường cho khu vực chăn nuôi nói riêng, tuy nhiên việc thực hiện BVMT tại các cơ sở chăn nuôi được vẫn được thực hiện lồng ghép theo các quy định về BVMT chung trên toàn huyện.

Nhìn chung các hoạt động thiết thực như đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thông tư hướng dẫn do Bộ Tài nguyên & môi trường xây dựng đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, ... , công tác thanh tra, kiểm tra, công tác hỗ trợ kỹ thuật, thiết bị xử lý chất thải, cải thiện môi trường cho các quy mô chăn nuôi, ... còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Việc lồng ghép công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi với các hoạt động chỉ đạo sản xuất, quản lý, thanh kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi cũng chưa cao. Chưa xây dựng được đánh giá môi trường chiến lược trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi. Số lượng trang trại chăn nuôi xây dựng đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và thực hiện nghiêm túc còn ít.

4.2.1.2. Nguồn nhân lực

Phòng TNMT là đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND huyện về quản lý tài nguyên môi trường tại địa phương, hiện tại phòng có 11 người trong đó Ths: 1 người còn lại là trình độ đại học và trung cấp, phần lớn cán bộ của phòng tham gia phụ trách về lĩnh vực tài nguyên (có tới 7/11 người), số lượng cán bộ phụ trách mảng môi trường chỉ có 1 trưởng phòng phụ trách chung, 1 phó phòng và 1 chuyên viên, không có cán bộ phụ trách riêng về môi trường trong chăn nuôi. Đối với cấp xã không có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực quản lý môi trường nói chung và lĩnh vực môi trường trong chăn nuôi nói riêng mà phần lớn là cán bộ địa chính làm kiêm nghiệm lĩnh vực môi trường nên đa số sự hiểu biết về lĩnh vực môi trường còn hạn chế dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý.

Bảng 4.11. Số lượng cán bộ Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Quỳnh Phụ năm 2015

STT Diễn giải Số lượng (người) Tuổi trung bình (tuổi) Trình độ Chuyên ngành 1 - Bộ phận lãnh đạo 2 42,5 + Trưởng Phòng 1 43 Thạc sỹ QLĐĐ + Phó Phòng 2 42 Đại học

Phụ trách Tài nguyên 1 43 Đại học QLĐĐ Phụ trách Môi trường 1 41 Đại học Thổ Nhưỡng 2 - Bộ phận chuyên môn 9 35

+ Phụ trách tài nguyên 6 34,5 + Phụ trách Môi trường 1 36 + Kế toán, văn phòng 2 37,5

Như vậy, nhìn chung đội ngũ cán bộ của Phòng và cấp xã, thị trấn còn mỏng, thiếu và chưa được đào tạo nhiều về lĩnh vực môi trường, nhất là cấp xã, thị trấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)