Giải pháp pháp nâng cao công tác quản lý môi trường tại các cơ sở chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 101 - 107)

4.5.2. Giải pháp pháp nâng cao công tác quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

4.5.2.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trước tình hình mới, cần sớm hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; phân công, phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa các giữa các bộ phận chuyên môn và địa phương trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.

Tại cấp huyện phải có cán bộ chuyên trách theo dõi quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn thuộc phòng Nông nghiệp và PTNT.

Xác định rõ nội dung của quản lý nhà nước về môi trường, xác định rõ chức năng, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa "cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất" về môi trường và "cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành” để tạo thuận lợi cho việc quản lý mà không gây phức tạp cho cơ sở.

Tăng cường số lượng, năng lực cho các tổ chức chuyên môn, chuyên trách về bảo vệ môi trường trong Phòng tài nguyên môi trường và Phòng Nông nghiệp. Củng cố đội ngũ cán bộ môi trường cấp xã.

Tăng cường phối hợp quản lý môi trường giữa các đơn vị liên quan, đặc biệt là giữa Phòng tài nguyên môi trường và Phòng nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

4.5.2.2. Tăng cường hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi trường

Cần tập trung giải quyết mối quan hệ giữa Luật Bảo vệ môi trường và các Luật chuyên ngành trong điều chỉnh pháp luật về môi trường, phát huy đồng bộ sức mạnh của các biện pháp pháp luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, đặc biệt là các biện pháp kinh tế để đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.

Việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chăn nuôi cần tập trung vào: điều chỉnh một cách đồng bộ, thống nhất các yêu cầu bảo vệ môi trường gắn với phát triển chăn nuôi công nghiệp và trang trại; ban hành đầy đủ và hoàn thiện các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường chăn nuôi; các quy định về đánh giá tác động môi trường; các quy định về quản lý chất thải rắn, lỏng chăn nuôi; ban hành các văn bản cụ thể hóa quá trình công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động bảo vệ môi trường; hoàn thiện các quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường như: thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường, bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường. Thể chế hoá chính sách sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Quy định cụ thể trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm phục hồi môi trường trong trường hợp các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm, làm thiệt hại tới môi trường. Có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch trong chăn nuôi.

4.5.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát

Trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi. Kiên quyết xử lý đối với các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tùy theo mức độ sẽ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động theo quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác hậu kiểm và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Tăng cường

lực lượng cán bộ cả về số lượng và chất lượng tại các địa phương đi đôi với tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

4.5.2.4. Công tác thông tin tuyên truyền

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đặc biệt các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo, tọa đàm nhằm cung cấp thông tin cho người dân, giải đáp các vấn đề môi trường, phản ánh kịp thời các vấn đề môi trường đang tồn tại hoặc mới phát sinh. Công khai các cá nhân, tổ chức, các vụ việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường tại địa phương.

Tuyên truyền, tập huấn cho người nông dân các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi, giết mổ bằng công nghệ phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

Sử dụng các phương tiện truyền thông như đài, báo, loa phát thanh… để tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường trong hoạt động chăn nuôi, thú y.

4.5.2.5. Giải pháp pháp kỹ thuật

Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi như một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi đơn giản, hiệu quả mà chi phí thấp:

Sử dụng hầm biogas: vừa xử lý được chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường, vừa tạo ra khí gas để cung cấp nhu cầu đun nấu, phát điện cho các cơ sở chăn nuôi.

Phân tách thành pha rắn, pha lỏng: chất thải chăn nuôi có thể thu gom. Đóng thùng và bán cho các khu vực trồng trọt vừa giảm được lượng phân thải, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân, mà giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nuôi giun quế để tận dụng lượng phân thải chăn nuôi: thức ăn của giun quế là các chất thải của gia súc như; trâu, bò, ngựa, voi.... Giun quế có khả năng sinh trưởng nhanh do đó có thể nhanh chóng thu được sản phẩm.

Sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất thải chăn nuôi: phương pháp náy có ưu điểm là chi phí thấp, dễ sử dụng, có thể kết hợp với phương pháp khác.

Tuy nhiên nhược điểm là tính ổn định không cao vì phụ thuộc được nhiệt độ, hàm lượng oxi..

Phương pháp tạo phân hữu cơ; làm phân compost, làm phân khô, và chuyển đổi phân thành thức ăn gia súc.

Sử dụng chế phẩm sinh học: chế phẩm sinh học có thể trộn cùng với thức ăn chăn nuôi, chế phẩm có tác dụng giảm bớt mùi, giảm ô nhiễm môi trường.

Phương pháp dùng đệm lót sinh học: sử dụng chế phẩm BALASA No1 và tận dụng các nguyên liệu vỏ trấu, mùn cưa, bột ngô...

Ngoài các biện pháp kĩ thuật trên, có thể sớm hoàn thiện quy định về quy mô chăn nuôi tối đa trên một đơn vị diện tích để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng và quy hoạch các trang trại chăn nuôi tập trung và xa khu vực dân cư. Xây dựng hệ thống chuồng trại, hợp lý và đảm bảo chất lượng.

4.5.2.6. Quy hoạh sử dụng đất

Các cơ sở chăn nuôi tập trung tuy đã được quy hoạch thanh khu chăn nuôi ở ngoài cánh đồng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ, cơ sở chăn nuôi tự phát vẫn xen lẫn trong khu dân cư.

Đối với hệ thống giao thông: mở rộng lại các tuyến đường đi vào khu chăn nuôi tập trung, để xe cơ giới đi vào khu chăn nuôi được dễ dàng. Nền đường nên được đổ bê tông để bảo đảm chất lượng.

Hệ thống cấp, thoát nước:

+ Cấp nước: hệ thống cấp nước (gồm cả nước sinh hoạt, nước uống cho vật nuôi, nước rửa chuồng trại,…) được lấy từ hệ thống các giếng khoan riêng rẽ của từng lô. Nước khai thác phải qua hệ thống lọc, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng. Nước ao thủy sản được cấp từ các kênh cấp nước hiện đã có. Tuy nhiên, cần phải có hề thống kênh mương dùng để thoát nước thải từ khu chăn nuôi riêng và nước cấp riêng. Về lâu dài, trong tương lai cần xây dựng hệ thống cấp thoát nước tập trung cho toàn khu chăn nuôi (khai thác nước ngầm tầng sâu).

+ Thoát nước: nước thải từ các lô chăn nuôi tập trung sau khi được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn sẽ được chảy ra kênh thoát dọc theo các tuyến giao thông. Hệ thống cấp thoát nước phải đảm bảo được các yêu cầu đưa ra.

+ Xung quanh khu vực chăn nuôi cần có tường bao, hàng rào ngăn cách để bảo vệ và tránh sự xâm lấn của gia súc, gia cầm, các động vật gây hại,. .. Thường xuyên phát quang cỏ dại, rắc vôi bột, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường, dụng cụ chăn nuôi, diệt côn trùng, chuột. Các chuồng trại cũng phải cần được nâng cấp để vật nuôi mát về mùa hè và ấm vào mùa đông, sạch sẽ tránh các dịch bệnh và ô nhiễm về mùi.

+ Trong khu chăn nuôi cần bố trí khu xử lý chất thải: phân, nước tiểu, chất độn chuồng, nước rửa chuồng trại, xác gia súc, gia cầm ốm, bệnh, chết... Khu xử lý chất thải nằm ở cuối hướng gió. Nếu là khu chứa phân cần có nền cứng (gạch, bêtông), có mái che.

+ Đối với chất thải lỏng cần có đường dẫn có độ dốc thích hợp để đảm bảo tiêu thoát nhanh, không bị ứ đọng và được thu gom về 1 - 2 điểm để xử lý trong khuchăn nuôi.

+ Tất cả các chất thải: chất thải rắn, chất thải lỏng,... phải được xử lý trước khi đưa ra môi trường và đưa ra sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng chất thải khi chưa được xử lý. Không đưa chất thải chưa được xử lý trực tiếp ra môi trường.

+ Có kế hoạch thường xuyên đào tạo, tập huấn người dân, cập nhật kiến thức về môi trường vì hầu hết các chủ trang trại đều ít hiểu biết về vấn đề môi trường trong chăn nuôi và đặc biệt là có nhận thức rất kém về môi trường. Chính vì vậy, cần phải có biện pháp tuyên truyền giáo dục để nhằm nâng cao ý thức và kiến thức về môi trường chăn nuôi, để các hộ biết được tầm quan trọng của vấn đề môi trường chăn nuôi và biết các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi.

Các hình thức giáo dục tuyên truyền cần có sự kết hợp của nhiều bộ phận trong xã tham gia. Có thể tuyên truyền bằng các hình thức sau:

- Qua phương tiện đài phát thanh của xã.

- Qua băng rôn, khẩu hiệu, báo hình, báo viết, báo nói, tờ rơi, truyền thông chéo và truyền thông lồng ghép.

- Qua các lớp tập huấn, diễn thửa các phương pháp quản lý và xử lý chất thải. + Cơ sở chăn nuôi nếu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, huỷ hoại môi trường phải có trách nhiệm khắc phục ngay hậu quả và bồi thường thiệt hại đã gây ra.

4.5.2.7. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường cấp xã

Trong xã cần phải có một bộ phận cán bộ môi trường hoặc thành lập tổ quản lý môi trường trong xã. Thường xuyên điều tra môi trường, đánh giá tác động môi trường, làm công tác tuyên truyền và khuyến khích các hộ quản lý chất thải tốt, ít gây ô nhiễm môi trường, để quản lý môi trường trong chăn nuôi được tốt hơn.

Hình 4.3. Xây dựng cơ cấu hệ thống quản lý môi trường cấp xã

Tổ vệ sinh môi

trường thôn Hội, đoàn thể Trưởng thôn Hội phụ nữ xã Các ban ngành của xã (kinh tế, XDCB, giáo dục…) Cán bộ chuyên môn về môi trường xã

Cơ sở chăn nuôi tập trung UBND xã

(chủ tịch xã)

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)