STT Danh mục Diện tích (m2) Tổng diện tích DT chuồng DT ao DT trồng trọt DT khác 1 Diện tích TB các sơ sở 10215,63 704,67 5476,21 4129,83 87,47 2 Diện tích TB của cơ sở
chăn nuôi gia cầm 5486,10 436,00 3400,00 1594,20 55,90 3 Diện tích TB của cơ sở
chăn nuôi gia súc 9950,00 1160,00 5458,89 3789,00 88,00 4 Diện tích Tb của cơ sở
chăn nuôi tổng hợp 15210,80 518,00 7568,00 7006,30 118,50 Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra (2015)
- Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và sức đề kháng bệnh của vật nuôi. Đối với từng loại gia súc, gia cầm đều có những khuyến cáo quy định về mật độ chăn nuôi và diện tích tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất đạt tối ưu và đảm bảo vệ sinh môi trường. Cụ thể đối với lợn nái: 6-8 m2/con, lợn thịt 0,6-0,7m2/con, gia cầm nuôi nhốt 0,08-0,1m2/con, gà giống 0,04-0,05 m2/con tuy nhiên trong qua trình xây dựng các chủ cơ sở chăn nuôi chưa chú ý đến tiêu chí này, phần lớn là xây theo kinh nghiệm vì vậy dẫn đến diện tích chuồng xây của các cơ sở chưa chuẩn theo quy định, có những hộ nuôi vượt quá số vật nuôi được cho phép như cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung số 9 diện tích trung bình trên vật nuôi chỉ đạt 0,05/con gà; cơ sở sở chăn nuôi gia súc số 3 diện tích trung bình trên vật nuôi chỉ đạt 0,5/con lợn trong khi đó một số cơ sở thì lại có diện tích rộng vẫn có thể bố trí thêm vật nuôi.
Nhìn chung yếu tố này ít được các chủ cơ sở tuân thủ một cách nghiêm ngặt trong tổ chức bố trí sản xuất, nguyên nhân chính là do khi xây dựng chuồng trại các chủ cơ sở không tìm hiểu kỹ những quy định, khuyến cáo của cơ quan quản lý phần lớn tự ý thiết kế và tổ chức xây dựng theo những kinh nghiệm của mình hoặc theo những chủ cơ sở khác trên địa bàn, mặc dù có những hộ vẫn đảm bảo về mật độ đầu con tuy nhiên cách bố trí chuồng để thuận tiện cho việc xử lý chất thải thì chưa được quan tâm nhiều, do đó đã tạo ra một môi trường kém về độ thông thoáng, dễ phát sinh dịch bệnh và khả năng lây nhiễm bệnh cao.