Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 54 - 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Đó là các số liệu được thu thập trên các sách báo, tạp chí kinh tế, chăn nuôi, luận văn, báo cáo tốt nghiệp, sách kinh tế chuyên ngành, báo cáo kinh tế - xã hội, thống kê của các ban ngành ở huyện Quỳnh Phụ trong những năm gần đây, Niên giám thống kê huyện...

Bảng 3.4. Nguồn thu thập số liệu thứ cấp

Nội dung cần thu thập Nơi thu thập Phương pháp

- Nội dung về cơ sở lý luận, và cơ sở thực tiễn

Giáo trình, tạp chí kinh tế môi trường...

- Thông tin về địa bàn (vị trí địa lý,

điều kiện kinh tế xã hội) UBND huyện

Thu thập thông tin thông qua báo cáo KT-XH, báo cáo về Quy hoạch sử dụng đất, văn phòng Thống kê huyện.

- Thông tin về tình hình chăn nuôi chung.

- Thông tin về các khu vực chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện

- Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Thu thập thông qua báo cáo hàng năm của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thông tin chung về môi trường tại

các cơ sở chăn nuôi tập trung và tình hình quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện.

- Phòng tài nguyên và môi trường - Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Thu thập thông qua báo cáo của phòng

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Được thu thập thông qua điều tra các chủ cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện và người đại diện Nhà nước quản lý về môi trường tại địa phương bao gồm cấp huyện (chủ tịch, phó chủ tịch huyện hoặc cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); cấp xã (chủ tịch xã hoặc cán bộ địa chính xã), điều tra các hộ dân sống gần các trang trại chăn nuôi tập trung.

Bảng 3.5. Nguồn thu thập số liệu sơ cấp

STT Tên xã Nội dung Số lượng mẫu

I Cơ sở chăn nuôi 30

1 Cơ sở chăn nuôi lớn (lợn >600 con; gia cầm >8.000 con..) 10

- Cơ sở chăn nuôi tập trung gia cầm 4

+ Quỳnh Lâm 2

+ Quỳnh Khê 1

+ Đồng tiến 1

- Cơ sở chăn nuôi tập trung gia súc 4

+ Quỳnh Hội 2

+ Quỳnh Hoa 2

- Cơ sở chăn nuôi tập trung tổng hợp 2

+ An Ninh 1

+ Quỳnh Hồng 1

2 Cơ sở chăn nuôi nhỏ (lợn <600 con; gia cầm <8.000 con...) 20

- Cơ sở chăn nuôi tập trung gia cầm 6

+ Quỳnh Lâm 1

+ Quỳnh Khê 2

+ Đồng Tiến 3

- Cơ sở chăn nuôi tập trung gia súc 6

+ Quỳnh Hội 1

+ Quỳnh Hoa 2

+ Quỳnh Minh 3

- Cơ sở chăn nuôi tập trung tổng hợp 8

+ An Ninh 2

+ Đông Hải 2

+ Đồng Tiến 1

+ Quỳnh Hồng 1

+ Quỳnh Minh 2

II Hộ nông dân sống gần các cơ sở chăn nuôi 90

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng trên cơ sở phiếu điều tra đã lập.

Để có số liệu sơ cấp đầy đủ phục vụ cho vấn đề nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện. Để đảm bảo tính đại diện và khách quan trong việc nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra 30 cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện được phân tổ theo quy mô chăn nuôi và theo loại hình chăn nuôi.

Để biết được chất lượng cũng như sự ảnh hưởng của môi trường không khí của người dân ở xung quanh các khu chăn nuôi tập trung ở các xã thuộc địa bàn huyện, tôi đã tiến hành phỏng vấn 90 hộ dân sống gần các cơ sở chăn nuôi (mỗi cơ sơ phỏng vấn 3 hộ dân xung quanh) về cảm nhận của họ về môi trường (mùi, nguồn nước, tiếng ồn...) từ các cơ sở chăn nuôi ảnh hưởng đến họ.

Bên cạnh việc chọn khảo sát các cơ sở chăn nuôi hộ nông dân, đề tài còn tiến hành khảo các cán bộ huyện, xã bao gồm: Cán bộ lãnh đạo huyện, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ phòng Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo các xã và cán bộ xã được phân công phụ trách lĩnh vực môi trường tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)