Bộ máy quản lý môi trường chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 96 - 97)

Chính quyền địa phương đóng vai trò quyết định trong công tác bảo vệ môi trường. Nên lấy cấp xã làm nòng cốt trong hệ thống quản lý, vì ở cấp xã các cán bộ quản lý có thể đi thị sát hoạt động của người dân, đây là biện pháp hiệu quả để thực hiện các giải pháp quản lý môi trường.

Trong các đoàn thể xã hội nên chú ý tới hội phụ nữ vì: Hội phụ nữ chăm chỉ, chu đáo, có vai trò rất lớn trong gia đình và hiểu rõ các khâu phát sinh chất thải tại địa phương và có thể đi vận động, tuyên truyền về bảo vệ môi trường.

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi tại huyện, ngoài Phòng Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối chịu trách nhiệm chính. Ngoài ra, còn có phòng tổ chức khác cùng tham gia quản lý nhà nước về môi trường như Phòng nông nghiệp & PTNT, phòng công thương, Trạm thú y..., dẫn tới sự chồng chéo. Tuy nhiên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị, các đoàn thể, các tổ chức. Vì việc ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn nói chung và ô nhiễm trong chăn nuôi nói riêng vẫn xảy ra hàng ngày, hàng giờ tại địa phương. Cơ quan quản lý vẫn chưa thực sự phát huy được tính tự giác và tinh thần đấu tranh chống ô nhiễm môi trường nên dễ dẫn đến tình trạng bỏ ngỏ không xử lý hoặc xử lý nửa vời, đầu voi đuôi chuột, xử lý vi phạm chỗ này lại tái phạm chỗ khác,… nói chung không triệt để.

Công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi còn nhiều bất cập, thiếu cả về nhân lực và vật lực. Hệ thống tổ chức ngành chưa được kiện toàn. Đến nay, tại huyện không có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực bảo vệ môi trường trong chăn nuôi tập trung. Lực lượng thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bảo vệ môi trường còn thiếu trong khi địa bàn hoạt động lại quá rộng. Đặc biệt, đa phần các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đều hình thành trước khi Luật Bảo vệ môi trường có

hiệu lực, mặt khác các cơ sở này đều nằm trong khu dân cư nên rất khó khăn trong việc xử lý. Vì thế, vấn đề quản lý ô nhiễm môi trường từ sự phát triển chăn nuôi chưa được chú trọng. Chỉ đạo sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, chỉ đạo thực hiện thực hành chăn nuôi tốt (VIETGAHP) chưa sâu, rộng và hiệu quả. Việc phân định trách nhiệm và các chế tài xử phạt trong hoạt động chăn nuôi làm ô nhiễm môi trường chưa thật rõ ràng và hiệu quả./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)