Số lượng các văn bản về môi trường được ban hành tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 77 - 80)

ĐVT : Văn bản

STT Lĩnh vực liên quan Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng cộng

1 Đất 2 2 3 10

2 Nước 1 2 1 5

3 Không khí 1 1 1 4

Nguồn: Văn phòng UBND huyện Quỳnh Phụ (2015)

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị tài liệu tuyên truyền kỷ niệm ngày môi trường 5/6; Cộng tác với Đài phát thanh huyện viết bài, đưa tin hưởng ứng kỷ niệm ngày môi trường thế giới 05/6; Tham mưu cho UBND huyện ban hành công văn chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch hưởng ứng ngày môi trường thế giới 05/6; Tổ chức thực hiện hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn với chủ đề "Cộng đồng liên kết chống lại biến đổi khí hậu".

- Triển khai và đặt xong biển tuyên truyền về bảo vệ môi trường tại 7 xã gồm: Quỳnh Khê, Quỳnh Hoa, Quỳnh Minh, An Hiệp, An Tràng, Đồng Tiến, Quỳnh Bảo.

Chưa có VBQPPL về lĩnh vực quản lý môi trường cho khu vực chăn nuôi nói riêng, tuy nhiên việc thực hiện BVMT tại các cơ sở chăn nuôi được vẫn được thực hiện lồng ghép theo các quy định về BVMT chung trên toàn huyện.

Nhìn chung các hoạt động thiết thực như đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thông tư hướng dẫn do Bộ Tài nguyên & môi trường xây dựng đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, ... , công tác thanh tra, kiểm tra, công tác hỗ trợ kỹ thuật, thiết bị xử lý chất thải, cải thiện môi trường cho các quy mô chăn nuôi, ... còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Việc lồng ghép công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi với các hoạt động chỉ đạo sản xuất, quản lý, thanh kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi cũng chưa cao. Chưa xây dựng được đánh giá môi trường chiến lược trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi. Số lượng trang trại chăn nuôi xây dựng đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và thực hiện nghiêm túc còn ít.

4.2.1.2. Nguồn nhân lực

Phòng TNMT là đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND huyện về quản lý tài nguyên môi trường tại địa phương, hiện tại phòng có 11 người trong đó Ths: 1 người còn lại là trình độ đại học và trung cấp, phần lớn cán bộ của phòng tham gia phụ trách về lĩnh vực tài nguyên (có tới 7/11 người), số lượng cán bộ phụ trách mảng môi trường chỉ có 1 trưởng phòng phụ trách chung, 1 phó phòng và 1 chuyên viên, không có cán bộ phụ trách riêng về môi trường trong chăn nuôi. Đối với cấp xã không có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực quản lý môi trường nói chung và lĩnh vực môi trường trong chăn nuôi nói riêng mà phần lớn là cán bộ địa chính làm kiêm nghiệm lĩnh vực môi trường nên đa số sự hiểu biết về lĩnh vực môi trường còn hạn chế dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý.

Bảng 4.11. Số lượng cán bộ Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Quỳnh Phụ năm 2015

STT Diễn giải Số lượng (người) Tuổi trung bình (tuổi) Trình độ Chuyên ngành 1 - Bộ phận lãnh đạo 2 42,5 + Trưởng Phòng 1 43 Thạc sỹ QLĐĐ + Phó Phòng 2 42 Đại học

Phụ trách Tài nguyên 1 43 Đại học QLĐĐ Phụ trách Môi trường 1 41 Đại học Thổ Nhưỡng 2 - Bộ phận chuyên môn 9 35

+ Phụ trách tài nguyên 6 34,5 + Phụ trách Môi trường 1 36 + Kế toán, văn phòng 2 37,5

Như vậy, nhìn chung đội ngũ cán bộ của Phòng và cấp xã, thị trấn còn mỏng, thiếu và chưa được đào tạo nhiều về lĩnh vực môi trường, nhất là cấp xã, thị trấn.

4.2.2. Công tác tổ chức thực hiện quản lý môi trường, xử lý chất thải

4.2.2.1. Chất thải

Khác với các loại chất thải khác, chất thải chăn nuôi cũng là sản phẩm của chăn nuôi vì nó được dùng để bón cho cây và sử dụng làm thức ăn cho cá, mặt khác phân lợn nặng và có dung tích lớn, việc vận chuyển phân rất khó khăn và tốn kém do vậy chúng được sử dụng ngay tại nơi sản xuất, bởi chính người chăn nuôi. Việc quản lý chặt chẽ chất thải trong các hộ chăn nuôi lợn rất có ý nghĩa: phương pháp xử lý chất thải phù hợp có tác động to lớn tới sức khoẻ của người chăn nuôi và ảnh hưởng sâu sắc tới năng suất chất lượng đàn vật nuôi; xử lý chất thải không tốt sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt với chất thải lỏng khi thải ra môi trường sẽ làm ô nhiễm toàn bộ hệ thống. Kết quả điều tra cho thấy quy trình quản lý chất thải chăn nuôi ở các hộ điều tra được thực hiện như sau:

a, Thu gom chất thải

Chất thải chăn nuôi tồn tại dưới dạng rắn, lỏng hay hỗn hợp của hai dạng này tuỳ thuộc vào cách thức thu gom. Có hai thói quen thu gom chất thải phổ biến nhất thông qua việc vệ sinh chuồng nuôi là:

- Trộn lẫn pha rắn/lỏng (phân, nước tiểu, nước rửa chuồng);

- Tách pha rắn/lỏng.

Cách thứ nhất: trộn lẫn pha rắn/lỏng. Khảo sát tại các hộ cho thấy, người ta thường rửa chuồng bằng cách phun nước hoặc dội nước. Do nền chuồng hơi dốc và dưới áp suất của nước, chất thải bị đẩy về phía cuối chuồng và thoát ra qua rãnh. Vào mùa hè, số lần rửa chuồng khoảng 1 - 3 lần/ngày, tùy theo nhiệt độ. Mùa đông, số lần rửa chuồng giảm xuống còn 1 - 4 lần/tuần. Cách thu gom này tạo ra phân lỏng hoặc phân chuồng (nếu có thêm chất độn chuồng). Chất thải được đưa vào hố tích trữ để xử lý tiếp. Và đây là phương pháp thu gom, phân loại chủ yếu của 90% các hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi lớn. 60% hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi nhỏ.

Cách thứ hai: Tách pha rắn lỏng

Theo cách này các hộ chăn nuôi sẽ tiến hành hót phần phân rắn rồi mới tiến hành rửa chuồng như vậy phân rắn và nước rửa chuồng sẽ được tách ra. Ở một hộ gia đình do không có nước rửa chuồng vào mùa đông một số hộ không dội chuồng mà bỏ chất độn chuồng. Nước thải chăn nuôi (nước tiểu và nước rửa chuồng) chảy vào hố chứa. Và đây là phương pháp thu gom, phân loại chủ yếu của 20% các hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi lớn và 40% hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi nhỏ.

Ở các hộ chăn nuôi lợn có quy mô trung bình và lớn thực hiện nhiều phương pháp quản lý chất thải khi họ có bể Biogas: họ có thể hót phân rắn và chỉ để phân lỏng chảy vào bể Biogas hoặc họ chỉ hót một lượng phân nhất định đủ để bón cho cây trồng hoặc cho cá ăn, lượng phân lỏng còn lại sẽ được chảy vào bể Biogas; hoặc họ không tách pha rắn/lỏng, toàn bộ chất thải và nước rửa chuồng sẽ đổ vào bể Biogas.

Tách pha rắn/lỏng là công việc thu gom chất thải tốn nhiều nhân công và nặng nhọc hơn phương pháp rửa chuồng. Nhưng đây lại là phương pháp có ưu điểm làm giảm khối lượng phân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và tiến hành xử lý chất thải. Nhưng thực tế cho thấy các hộ có quy mô chăn nuôi càng lớn thì việc tách pha rắn/lỏng càng hạn chế. Điều tra cho thấy, chỉ có các hộ chăn nuôi có nhà ủ phân có diện tích trồng cây tương đối lớn thường sử dụng phương pháp này, hoặc trong trường hợp hộ bán hoặc cho chất thải và việc thực hiện phương pháp này không thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)