STT Phương pháp
Chung Quy mô lớn Quy mô nhỏ SL CC
(%)
SL CC (%)
SL CC
(cơ sở) (cơ sở) (cơ sở) (%)
1 Trộn lẫn pha rắn/lỏng 20 66,67 8 80,00 12 60,00 - Cơ cở chăn nuôi gia cầm 4 20,00 2 25,00 2 16,67 - Cơ sở chăn nuôi gia súc 8 40,00 4 50,00 4 33,33 - Cơ sở chăn nuôi tổng hợp 8 40,00 2 25,00 6 50,00 2 Tách pha rắn /lỏng 10 33,33 2 20,00 8 40,00 - Cơ cở chăn nuôi gia cầm 6 60,00 2 100,00 4 50,00 - Cơ sở chăn nuôi gia súc 2 20,00 - - 2 50,00 - Cơ sở chăn nuôi tổng hợp 2 20,00 - - 2 100,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
b. Tích trữ chất thải
Khả năng tích trữ chất thải của mỗi cơ sở chăn nuôi là yếu tố quan trọng cho phép điều tiết quan hệ cung cầu, đảm bảo không ô nhiễm môi trường trong trường hợp mức cầu chất thải thấp, đặc biệt trong vụ đông khi cây trồng và ao nuôi cá, không sử dụng hết lượng chất hữu cơ chăn nuôi thải ra.
Tích trữ chất thải vật nuôi là một trong những khó khăn lớn đối với người chăn nuôi. Do quy mô cơ sở, đặc biệt là những hộ chăn nuôi trong khu dân cư không lớn nên diện tích đất để xây dựng hố tích trữ phân rất hạn chế. Các biện pháp tích trữ phân thường kết hợp với xử lý để giảm dung tích và khối lượng chất thải.
Khảo sát thực trạng tích trữ chất thải chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi tập trung cho thấy, có nhiều loại hố các cơ sở chăn nuôi sử dụng để chứa phân.
- Hố chứa phân chuồng và phân hót: hố chứa phân được xây bêtông ngoài chuồng nuôi và người ta có thể chuyển phân từ chuồng đến các hố này để ủ phân.
- Hố chứa phân lỏng, nước thải chăn nuôi.
Thường các hố này được các cơ sở dân xây kề lỗ thoát phân của chuồng, do đó toàn bộ lượng phân lỏng, nước thải chăn nuôi thải ra sẽ đổ vào hố chứa. Sau đó, phân lỏng chảy vào bể biogas và được chuyển hoá tại đây. Tuy nhiên, vào mùa mưa hoặc khi mở rộng quy mô đàn mà không nới thể tích chứa, hố chứa có thể bị tràn, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh. Nhiều cơ sở chăn nuôi điều tra tại hai huyện sử dụng loại hố này để tích trữ chất thải trước khi xử lý tiếp.
Trên là hai loại hố chủ yếu mà các hộ chăn nuôi sử dụng để chứa chất thải từ chăn, trong 30 cơ sở chăn nuôi có nhiều cơ sở có quy mô chăn nuôi trên 1000 lợn các loại và có hệ thống chuồng khá hiện đại nhưng chưa có hộ nào có hệ thống hầm chứa phân và nước thải ngay tại chuồng. Nhìn chung hố chứa chất thải của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn còn đơn giản và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm.
c. Chất thải tại các cơ sở chăn nuôi
Chất thải mềm tại các cơ sở điều tra đó là thức ăn thừa, phân, nước tiểu của vật nuôi, đây là rác thải phân hủy nhanh và có thể sử dụng làm phân khi ủ nóng trong lò hoặc sau khi ủ trong bình Bioga.
Qua điều tra cho thấy tổng lượng chất thải mềm của các cơ sở điều tra thải ra là 19586 kg/ng.đêm trong đó 14.782 kg là phân còn lại là nước thải. Lượng rác thải tập trung chủ yêu ở nhóm chăn nuôi Lợn với tổng lượng 12.754 Kg/ng.đêm chiếm 65% tổng lượng rác thải tiếp đó đến nhóm chăn nuôi tổng hợp và cuối cùng là nhóm chăn nuôi gia cầm.
Đối với các phần thức ăn thừa các chủ cơ sở thường xử lý ngay tại chỗ bằng cách đổ xuống ao cá.
Chất thải rắn của các cơ sở điều tra bao gồm bao túi đựng cám, vỏ thuốc và vỏ chai các loại thuốc thú y,…
Qua điều tra cho thấy tổng lượng rác thải rắn của 30 cơ sở trong năm 2015 23,86 tấn trong đó tập trung chủ yếu ở nhóm cơ cơ sở chăn nuôi tổng hợp 11,72 tấn chiếm 49,11% tiếp đó là nhóm chăn nuôi Lợn 38,05 % và cuối cùng là nhóm chăn nuôi gia cầm.
4.2.2.2. Tình hình xử lý rác thải và vệ sinh chuồng trại tại các cơ sở điều tra
a) Công nghệ xử lý chất thải các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn đang áp dụng
Tổng hợp kết quả điều tra 30 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn trong đó có tới 10 cơ sở có quy mô chăn nuôi lớn các loại và chủ yếu là chăn nuôi theo kiểu công nghiệp nên hàng ngày thải ra một lượng lớn chất thải nhưng các công nghệ đang áp dụng ở các cơ sở đang còn đơn giản, chỉ mới có 12/30 xử lý chất thải bằng hầm biogas, 10/30 cơ sở có bể lắng và chỉ có 1 cơ sở có sử dụng hóa chất để xử lý chất thải chăn nuôi, 7/10 cơ sởchăn nuôi xử lý chất thải bằng phương pháp ủ nhiệt (bảng 4.9). Chưa có một hộ hay một cơ sở chăn nuôi nào trên địa bàn đầu tư xây dựng và sử dụng hệ thống xử lý được coi là hiện đại và hoàn thiện ở nước ta như hệ thống xử lý chất thải bao gồm bể lắng, bể biogas, hệ thống ao hồ sinh học hay thùng sục khí, hệ thống chế biến thành phân hữu cơ, hay trồng cỏ hương bài, hay bèo nơi chất thải ra. Vì vậy thực tế tại địa bàn chất thải chăn nuôi chưa được xử lý triệt để vẫn còn là nguồn gây ô nhiễm môi trường đáng lo ngại, đây là điều đang báo động đòi hỏi các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn phải đầu tư áp dụng công nghệ xử lý mới, hiện đại hơn có như thế mới quản lý tốt chất thải của cơ sở chăn nuôi, mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của cơ sở.