Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 48 - 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện kế hoạch phát triển KTXH theo các chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của Đảng ủy huyện Quỳnh Phụ, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện có những chuyển biến tích cực, ngày càng tăng, đáp ứng những mục tiêu KTXH đề ra. Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế được thể hiện chi tiết ở bảng 3.2.

Qua bảng 3.2 cho thấy: kinh tế của huyện Quỳnh Phụ có sự gia tăng giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, sản xuất nông nghiệp đều có sự tăng lên rõ rệt. Trong đó, ngành công nghiệp xây dựng có sự tăng lên mạnh nhất. Để đạt được điều đó là nhờ có sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đem lại hiệu quả cao, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, nâng cao đời sống của nhân dân, trong những năm tới ngoài việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cần đầu tư đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, tăng nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm

Tính đến ngày 1/8/2015 dân số của huyện Quỳnh Phụ là 232.509 người với 62.538 hộ, trong đó có 219.199 nhân khẩu ở nông thôn (chiếm 94,1% tổng dân số) và 13.310 nhân khẩu ở thị trấn (chiếm 5,9% dân số). Mật độ dân số trung bình của toàn huyện là 1109 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,92% (năm 2010) xuống còn 0,78% (năm 2015). Tình hình biến động dân số, số hộ và tỷ lệ gia tăng dân số của huyện cho thấy.

Toàn huyện có 119.213 lao động, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 70,59%. Đây là một thế mạnh và điều kiện tiền đề để phát triển một nền nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng và phát triển sản xuất hàng hoá.

Chương trình lao động-việc làm đã được triển khai thực hiện có hiệu quả theo hướng giải quyết việc làm tại chỗ thông qua các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mở rộng nghề và làng nghề… với sự hỗ trợ của các nguồn vốn vay hỗ trợ giải quyết việc làm. Trong giai đoạn 2003 - 2015 đã giải quyết được gần 30.000 lao động có việc làm mới, trong đó từ năm 2007-2015 công tác giải quyết việc làm có sự chuyển biến rất tích cực, mỗi năm tạo được gần 4.500 chỗ làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị từ 8,4% (năm 2003) xuống còn 4,4% (năm 2013), tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 68% (năm 2001) lên 78,9% (năm 2015). Tuy nhiên nhìn chung công tác đào tạo việc làm còn gặp nhiều khó khăn như nguồn kinh phí, việc đào tạo việc làm vẫn chưa gắn với công tác liên hệ việc làm phần lớn lao động sau khi được đào tạo vẫn phải tự tìm kiếm việc làm.

35

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ qua các năm 2013 – 2015

STT Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 1 Tổng 3.431,2 100,00 3.733,30 100,00 12.347,50 100,00 2 Nông nghiệp 852,5 24,85 893,70 23,94 3.169,70 25,67 - Trồng trọt 468,8 13,66 509,40 13,64 1.901,80 15,40 - Chăn nuôi 213,1 6,21 250,20 6,70 950,90 7,70 - Thủy sản 170,5 4,97 134,10 3,59 317,00 2,57 3 CN & Xây dựng 2.056,1 59,92 2.254,10 60,38 7.499,80 60,74 4 Thương mại - dịch vụ 522,6 15,23 585,50 15,68 1.6780 13,59

Nguồn: phòng Công thương huyện Quỳnh Phụ (2015)

36

Bảng 3.3. Tình hình dân số, lao động của huyện Quỳnh Phụ

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 14/13 15/14 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Người 234.212 100,00 233.282 100,00 232.509 100,00 99,60 99,67 99,63 1. Khẩu nông nghiệp Người 229.433 97,95 219.916 94,27 219.199 94,27 95,85 99,67 97,74 2. Khẩu phi NN Người 4.779 02,05 13.366 5,73 13.310 5,73 279,68 99,58 166,88 II. Tổng số hộ Hộ 62.648 100,00 62.652 100,00 62.538 100,00 100,01 99,82 99,91 1. Hộ nông nghiệp Hộ 61.451 98,08 56.389 90,03 57.684 92,23 91,76 102,30 96,89 2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 1.197 1,92 35.061 9,97 4.854 7,77 523,22 7,50 62,64 III. Tổng số lao động LĐ 120.429 100,00 119.896 100,00 119.213 100,00 99,56 9,43 30,64 1. Lao động NN LĐ 84.315 70,01 84.347 70,35 84.152 70,59 100,04 9,77 31,26 2. Lao động phi NN LĐ 36.114 29,99 35.549 29,65 35.061 29,41 98,44 98,63 98,53 IV. Một số chỉ tiêu BQ 1. BQ nhân khẩu/ hộ 3,7 3,5 3,5 2. BQ lao động/ hộ 1.9 2,0 2,0 3. BQ khẩu NN/ hộ NN 3.7 3,9 3,8 4. BQ LĐ NN/ hộ NN 1,8 1,7 1,6

Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Quỳnh Phụ (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)