Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 44 - 46)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2.3. Bài học kinh nghiệm

Qua quá trình phân tích tìm hiểu mô hình quản lý của các nước trên thế giới và một số địa phương trong nước nhận thấy.

Để hạn chế ô nhiễm môi trường, chính sách của các nước đều hướng tới việc thúc đẩy chăn nuôi tập trung phát triển. Trong chăn nuôi tập trung người sản xuất buộc phải có những biện pháp xử lý chất thải để bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Chuyển dịch nhanh, mạnh và vững chắc từ chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong chính sách chăn nuôi lợn của nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan.

Đa số các nước đều có các quy định bắt buộc đối với các cơ sở chăn nuôi áp dụng các công nghệ để bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng, có các chính sách để giải quyết các vấn đề tồn tại về sức khoẻ và môi trường phát sinh trong quá trình chăn nuôi.

Ở Trung Quốc, bên cạnh việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho chăn nuôi, chính phủ còn xây dựng thành Luật và ban hành các tiêu chuẩn, định mức nhằm đảm bảo các cơ sở chăn nuôi phải làm tốt công tác xử lý chất thải chăn nuôi.

Để giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, Chính phủ Thái Lan có những quy định về phân vùng và thuế làm giảm mật độ tập trung chăn nuôi gần thành phố.

Một số nước như Indonesia hay Thái Lan có những chính sách thúc đẩy liên kết chặt chẽ chăn nuôi quy mô nhỏ với các nhà giết mổ chế biến và các nhà tiếp thị đối với các thực phẩm dễ bị hư hỏng. Sự phối hợp giữa các nhà chăn nuôi nhỏ và các nhà chế biến quy mô lớn sẽ kết hợp được các lợi ích về môi trường và xoá đói giảm nghèo của sản xuất chăn nuôi quy mô nhỏ phù hợp lợi ích kinh tế và các lợi ích về sức khoẻ con người.

Bên cạnh đó công tác nghiên cứu, phổ cập sử dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến về xử lý chất thải chăn nuôi được hầu hết các nước coi trọng, hỗ trợ và đẩy mạnh.

Các nước phát triển đang có xu thế chuyển dần chăn nuôi gia súc sang các nước đang và kém phát triển nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nước mình, do đó chúng ta cần quan tâm đến vấn đề này khi phát triển chăn nuôi, không để vấn đề ô nhiễm trở nên quá nghiêm trọng mới phòng chống.

Đó là những kinh nghiệm qúy báu được đúc rút trong công tác quản lý chất thải chăn nuôi của các nước đi trước mà nước ta một nước có ngành chăn nuôi đang phát triển dần trở thành ngành sản xuất nông nghiệp chính, nhưng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi cũng đang trở thành vấn đề nổi cộm đang được xã hội quan tâm cần phải học tập để đưa nền nông nghiệp nước ta nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng phát triển một cách bền vững. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước cho thấy, các tổ chức xã hội, cộng đồng làng xã, các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên...) đóng một vai trò quan trọng trong công tác vận động tuyên truyền, phổ biến các pháp luật chính sách của nhà nước. đây là điểm mà trong công tác quản lý chất thải chăn nuôi của tỉnh hưng yên cần chú ý để có thể nâng cao hiểu quả công tác quản lý chất thải nói chung và chất thải chăn nuôi nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)