Lượng chất thải chăn nuôi của các cơ sở điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 72 - 77)

ĐVT: Kg/ngày đêm

STT Tên cơ sở chăn nuôi

Rác thải mềm

Tổng Phân từ vật nuôi Nước thải Lượng Tỷ lệ (%) Tổng 31748,30 22875,30 8873,00 I CSCN Gia Cầm 2297,30 7,24 2297,30 1 Quy mô lớn 1470,00 63,99 1470,00 2 Quy mô nhỏ 827,30 36,01 827,30 II CSCN Gia Súc 20056,80 63,17 14392,00 5664,80 1 Quy mô lớn 14435,00 71,97 10480,00 3955,00 2 Quy mô nhỏ 5621,80 28,03 3912,00 1709,80 III CSCN tổng hợp 9394,20 29,59 6186,00 3208,20 1 Quy mô lớn 4098,20 43,62 2634,00 1464,20 2 Quy mô nhỏ 5296,00 56,38 3552,00 1744,00 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2015)

Kết quả điều tra cho thấy đa phần những cơ sở có quy mô chăn nuôi lớn trên địa bàn thường chăn nuôi theo hướng công nghiệp, việc chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp theo kiểu kết hợp thức ăn công nghiệp và các loại thức ăn như cám gạo, cám ngô, thức ăn xanh đang được áp dụng ở đa phần các hộ chăn nuôi đều là những hộ thuần nông có chăn nuôi nhỏ. Hình thức chăn nuôi thả rông không tồn tại trên địa bàn.

Qua điều tra cho thấy tổng lượng chất thải mềm của các cơ sở lớn được điều tra thải ra là 31.748 kg/ng.đêm trong đó 22.875 kg là phân còn lại là nước thải. Lượng rác thải tập trung chủ yếu ở nhóm chăn nuôi Lợn với tổng lượng 20.056 Kg/ng.đêm chiếm 63% tổng lượng rác thải tiếp đó đến nhóm chăn nuôi tổng hợp và cuối cùng là nhóm chăn nuôi gia cầm. Do các cơ sở điều tra đa phần có quy mô chăn theo kiểu trang trại nên tính bình quân trên một ngày một cơ sở thải ra một lượng chất thải lớn, nếu không được quản lý tốt lượng chất thải này được đưa trực tiếp ra môi trường sau một thời gian ngắn sẽ phá hủy môi trường sống của cộng đồng, là mầm mống gây ra các đợt dịch bệnh cho người và gia súc sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm khác.

Sơ đồ 4.1. Mô hình quản lý chất thải tại các cở sở chăn nuôi tập trung

Nguồn: Tổng hợp điều tra thực tế (2015)

Khó khăn chính trong việc quản lý chất thải lỏng từ chăn nuôi là bị pha loãng, làm tăng khối lượng chất thải phải xử lý. Do vậy nếu không có biện pháp xử lý phù hợp thì rất dễ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

Sử dụng cho sinh hoạt gia đình

Bể Lắng Chuồng nuôi Cho, bán Hố ủ phân Bón cho cây Ao cá Khí thu được

Phân và nước thải Hầm Biogas

Tổng hợp kết quả điều tra 20 cơ sở chăn nuôi cho thấy chất thải lỏng sau khi được thải ra sẽ được đưa vào hố chứa chất thải lỏng và tùy vào từng cơ sở chăn nuôi, tùy từng thời điểm chất thải chăn nuôi sẽ được các hộ xử lý theo các phương pháp chính sau đây:

Thải xuống hầm khí sinh học (Bể biogas): quy trình xử lý chất thải lỏng ở các hộ điều tra thường là: chất thải lỏng được tiếp nhận ở hố chứa phân lỏng, sau đó được đưa vào bể biogas để phân huỷ, đây là phương pháp xử lý chất thải chính của 12/30 cơ sở điều tra trên địa bàn. Nước thải sau xử lý biogas chứa hàm lượng nitơ cao, chưa đảm bảo tuyệt đối tiêu chuẩn xả thải, do đó cũng gây ra các vấn đề quản lý giống với loại nước thải chăn nuôi, cần tiếp tục được xử lý qua bể lắng, hồ sinh học.

Thải xuống bể chứa để tưới cây: chất thải lỏng được tiếp nhận ở hố chứa phân lỏng sau đó được đưa vào bể chứa để các hộ sử dụng tưới cho cây trồng có 22/30 cơ sở chăn nuôi áp dụng phương pháp này. Chất thải chăn nuôi chứa một lượng lớn kim loại nặng và vi sinh vật gây hại, đặc biệt nếu không được xử lý thì gây ra mùi khó chịu vì vậy sẽ gây hại cho cây trồng và sức khỏe con người.

Thải xuống ao hồ cho cá ăn trực tiếp: để nâng cao thu nhập, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của cơ sở nhiều cơ sở điều tra đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi với quy mô lớn đã kết hợp chăn nuôi với nuôi thuỷ sản khi sử dụng chất thải lỏng hoặc sử dụng chất thải sau xử lý biogas cho cá ăn trực tiếp. Mô hình cá - lợn đã và đang được nhiều cơ sở đánh giá tổng kết là mô hình cho hiệu quả cao nhất. Chuồng trại nuôi được xây dựng bên bờ ao và chất thải trực tiếp chảy xuống ao cùng với nước rửa chuồng; nếu chuồng ở xa ao cá, phân được thu rồi thả xuống ao cho cá ăn trực tiếp. Chất thải được xả ao cá, phân được thu rồi thả xuống ao cho cá ăn trực tiếp. Chất thải được xả xuống ao cá còn có tác dụng kích thích sự phát triển của các sinh vật phù du làm thức ăn cho tôm, cá. Tuy nhiên nếu bón quá nhiều sẽ gây ô nhiễm ao dẫn đến cá chết. Chất thải chưa qua xử lý cũng có thể truyền bệnh cho cá. Và đây là biện pháp chính để xử lý chất thải của 8/30 cơ sở chăn nuôi.

4.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH PHỤ NUÔI TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH PHỤ

4.2.1. Công tác lập kế hoạch

4.2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở chăn nuôi tập trung

Ngoài những văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã được nhà nước ban hành, tỉnh Thái Bình và huyện Quỳnh Phụ còn có các quy định như sau:

Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình có quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ban hành quy định cơ chế quản lý, thực hiện quy hoạch khu chăn nuôi tập trung và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2012-2015; số 13/2015/QĐ-UBND ban hành quy định về trách nhiệm của các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Công tác QL môi trường tại huyện chịu trách nhiệm chính là UBND huyện. Dưới UBND huyện có các bộ phận chức năng chuyên môn về môi trường, ngoài ra các bộ phận theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện công tác BVMT. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Phụ chịu trách nhiệm trước UBND huyện về công tác quản lý môi trường ở địa phương. Ở cấp xã, thị trấn bố trí cho cán bộ địa chính xã hoặc cán bộ xây dựng làm kiêm nghiệm công tác môi trường. Như vậy nhìn chung công tác QLNN về môi trường tại huyện đã kết hợp được các tổ chức đoàn thể và các bộ phận chức năng trong công tác BVMT. Chương trình BVMT được gắn với các hoạt động chuyên môn.

Đối với công tác BVMT tại các cơ sở chăn nuôi tập trung. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm chính phối hợp phòng TNMT giúp cho UBND huyện thực hiện công tác QLNN về môi trường tại các cơ sở chăn nuôi.

UBND huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, những yêu cầu cấp thiết về QLMT để BVMT một cách bền vững đã thiết lập cơ chế QLMT trong chăn nuôi cả về tổ chức, tài chính và các chính sách, chế độ quy định.

UBND huyện giao nhiệm vụ cho UBND các xã, thị trấn và các ban ngành liên quan, trực tiếp quản lý giám sát các hoạt động liên quan tới công tác QLMT trong chăn nuôi tại các địa phương.

UBND huyện xây dựng quy hoạch, giải pháp, chính sách, quy định và các văn bản pháp quy để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động QLMT trong chăn nuôi trên địa bàn mình.

Sơ đồ 4.2. Cơ cấu QL môi trường chăn nuôi trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Quỳnh Phụ (2015)

Nhìn chung các VBQPPL lĩnh vực QLMT của huyện đã ban hành kịp thời, tập trung vào các vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng như ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm tại một số điểm nóng về môi trường như các khu vực bãi rác An Thái, Tái chế nhựa Đồng Tiến…tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN các địa phương. Tuy nhiên nhìn chung số lượng VBQPPL ở huyện chưa nhiều: như quản lý chất

Cơ sở chăn nuôi tập trung Tổ vệ sinh môi trường thôn Lãnh đạo các thôn (Trưởng thôn) Trạm xử lý chất thải Phòng Xây Dựng Phòng TNMT Phòng Tài chính Phòng Công thương Phòng Kế hoạch UBND huyện Phòng Nông nghiệp & PTNT UBND Xã, thị trấn Các tổ chức xã hội, và tổ chức khác

thải rắn, quản lý nước thải, khí thải và các chính sách khuyến khích dịch vụ BVMT, tái chế sử dụng chất thải.

- Hàng năm xây dựng và triển khai nghiêm túc kế hoạch nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường huyện; Tổ chức đóng góp ý kiến cho Chương trình chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Tổ chức nghiên cứu xây dựng chương trình, kế hoạch hành động bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Xây dựng báo cáo sơ kết 3 năm triển khai Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 21/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Bình về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

- Xây dựng và triển khai chương trình tập huấn, truyền thông về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, tổ chức thành công hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước và khoáng sản trên phạm vi toàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)