Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý môi trường
2.1.4. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường trong hoạt động
sau khi đưa vào bể chứa được phân hủy hết làm giảm thiểu mùi hôi, ruồi muỗi và ký sinh trùng hầu như bị tiêu diệt hết trong bể chứa này. Bên cạnh đó sử dụng hầm biogas còn có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch từ phế thải chăn nuôi tạo ra khí CH4 phục vụ việc đun nấu thắp sáng; tiết kiệm được tiền mua chất đốt.
- Ủ phân bằng phương pháp sinh học cùng với việc che phủ kín: Phân chuồng sau khi được lấy ra khỏi chuồng nuôi cần đánh thành đống. Trong quá trình đánh đống, phân được rải từng lớp một (mỗi lớp khoảng 20 cm) rồi rải thêm một lớp mỏng tro bếp hoặc vôi bột, cứ làm như vậy cho đến hết lượng phân có được. Sau cùng, sử dụng bùn ao hoặc nhào đất mịn với tạo thành bùn để trát kín, đều lên toàn bộ bề mặt đống phân.
- Cũng có thể sử dụng các tấm nilon, bạt để phủ kín. Làm được như vậy, trong quá trình ủ sẽ giảm thiểu các loại khí (CO2, NH3, CH4) thoát ra môi trường. Đồng thời, trong quá trình ủ có hiện tượng sinh nhiệt, do vậy các mầm bệnh (trứng, ấu trùng, vi khuẩn, nấm) sẽ bị tiêu diệt, nhờ vậy các mầm bệnh sẽ bị hạn chế phát tán, lây lan (Dương Nguyên Khang, 2009).
2.1.4. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường trong hoạt động chăn nuôi chăn nuôi
Hiện nay, cả nước có hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến các địa phương. Ở Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ về công tác quản lý nhà nước về môi trường.
Ngoài Bộ Tài nguyên & Môi trường có 12 bộ, ngành tham gia quản lý nhà nước về môi trường bao gồm Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Công An, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thống kê. Trong đó các đơn vị được phân công theo dõi trực tiếp về môi trường như sau:
Tại Bộ Nông nghiệp và PTNT, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là đầu mối giúp Bộ kiểm tra, đôn đốc các hoạt động bảo vệ môi trường toàn ngành; chủ trì thẩm định các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đồng thời tổ chức giám sát, kiểm tra việc triển khai kết quả
thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường trong của các dự án đã được phê duyệt; chủ trì tổ chức việc nhập, phổ biến, chuyển giao công nghệ mới; nâng cấp hệ thống quan trắc môi trường; xây dựng trang Web cảnh báo môi trường nông nghiệp; tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền (Đặng Mộng Lân, 2001).
Các Cục chuyên ngành chịu trách nhiệm trước Bộ về quản lý Nhà nước công tác môi trường thuộc lĩnh vực được phân công; đề xuất các cơ chế chính sách; tổ chức các mô hình quản lý môi trường hiệu quả; tuyên truyền giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại một số Cục có các phòng chuyên theo dõi về môi trường. Tại Cục Chăn nuôi có Phòng Môi trường Chăn nuôi chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường chăn nuôi trong phạm vi toàn quốc.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động của ngành thú y. Từ năm 2004 đến nay, Bộ đã giao cho cục Thú y chủ trì triển khai một số nội dung xử lý chất thải trong các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở kinh doanh sản xuất thuốc thú y, xây dựng hướng dẫn quản lý chất thải, phương pháp xử lý xác gia súc, gia cầm… Kết quả được hội đồng khoa học đánh giá cao, có tính khả thi, được ứng dụng vào sản xuất (Đặng Mộng Lân, 2001).
Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành thú y được xây dựng từ trung ương đến địa phương: cấp Trung ương có 5 Trung tâm Thú y chuyên ngành; 7 Cơ quan Thú y vùng; 17 Trạm Kiểm dịch động vật xuất khẩu, nhập khẩu đóng tại các cửa khẩu, cảng, sân bay quốc tế. Cấp địa phương: 63/64 tỉnh, thành phố có Chi cục Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 58/63 tỉnh, thành phố có tổ chức mạng lưới thú y cấp xã. Tổng số cán bộ trên 54 ngàn người. Phối hợp hoạt động giữa các bộ phận chặt chẽ. Cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng môi trường của Cục Thú y khá tốt. Hai trung tâm chuyên ngành đều có phòng môi trường, có nhiều năm kinh nghiệm với trang thiết bị phân tích hiện đại như ELISA, HPLC, PCR.
Hệ thống thú y Trung ương và các tỉnh thành phố có mối quan hệ chặt chẽ với với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan trong và ngoài ngành trong các hoạt động nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng.
Hiện nay, hệ thống văn bản quản lý nhà nước về môi trường tương đối nhiều, trong đó có một số văn bản liên quan đến môi trường chăn nuôi. Những năm qua, từ trung ương đến các địa phương, công tác tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước đã được chú trọng và bước đầu đã đạt được một số tiến bộ. Với hệ thống tổ chức như trên, công tác quản lý môi trường nói chung và môi trường trong chăn nuôi nói riêng do rất nhiều cơ quan đơn vị ở trung uơng và địa phương đảm nhiệm. Do đó để bảo đảm hiệu quả trong công tác quản lý cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế sự phối hợp còn nhiều bất cập. Do hệ thống tổ chức chưa thống nhất, nên công tác quản lý nhà nước về môi trường trong chăn nuôi tại hầu hết các địa phương vẫn còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và môi trường còn thiếu chặt chẽ và thường xuyên, chưa phân cấp rõ ràng giữa các tổ chức này để tránh sự chồng chéo hoặc bỏ trống nhiệm vụ (Đặng Mộng Lân, 2001).