Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung

3.1.3.1. Thuận lợi

Đại hội Đảng bộ huyện đã vạch rõ phương hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung và phương hướng phát triển ngành chăn nuôi nói riêng. Đó là căn cứ pháp lý, là kim chỉ nam để xây dựng các chương trình phát triển chăn nuôi cụ thể.

Điều kiện canh tác thuận lợi, khí hậu thời tiết, nguồn nước, thổ nhưỡng phù hợp với các cây, con hiện có tạo cho Quỳnh Phụ phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, năng suất cao. Đây là những thuận lợi cơ bản để phát triển sản xuất hàng hoá, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Huyện đã có những định hướng trong việc phát triển chăn nuôi nhằm nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân.

Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng ngày càng được củng cố, xây dựng và phát triển khá toàn diện.

Trong sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đã bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây với các sản phẩm chủ lực có giá trị cao như ớt, cói, rau thương phẩm, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi phát triển mạnh mẽ.

Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, có ý thức thường xuyên học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo tiền đề cho phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Từ những hoạt động sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá nông sản kéo theo ngành tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ phát triển thu hút được nguồn lao động vào những tháng nông nhàn.

3.1.3.2. Khó khăn

Nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề thấp, số lao động kỹ thuật có tay nghề cao còn ít. Chưa phát huy được lợi thế là huyện nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh để đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại, công nghiệp và

mở mang sản phẩm từ nông nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ phục vụ cho thành phố lớn và cả nước. Do vậy, tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp vẫn còn cao, sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản chưa được chế biến, giá cả còn thấp.

Trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để đầu tư cho sản xuất cũng như công nghệ. Hiện nay, tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ trong sản xuất là rất phổ biến, đặc biệt là vấn đề mở rộng sản xuất kinh doanh nông nghiệp để có thể tự chủ được về mặt kinh tế trong cơ chế thị trường.

Sản xuất hàng hoá còn mang tính tự phát mà chưa có quy hoạch và kế hoạch chung, do vậy chưa hình thành được một thị trường tiêu thụ nông sản phẩm ổn định. Việc vận dụng và triển khai các chính sách còn chậm, đặc biệt là chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách cho vay vốn và thời hạn cho vay vốn, chính sách kích cầu trong thị trường.

Phần lớn người người dân chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong vấn đề phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trên cơ sở phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hàng hóa cùng với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ. Huyện Quỳnh Phụ đang dần hình thành các cơ sở chăn nuôi tập trung với các loại hình đó là chăn nuôi tập trung gia cầm, chăn nuôi tập trung gia súc và chăn nuôi tổng hợp để đánh giá công tác quản lý môi trường chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ đề tài chọn các điểm nghiên cứu như sau: đối với chăn nuôi gia cầm tập trung đề tài chọn 3 xã bao gồm Quỳnh Lâm, Quỳnh Khê và Đồng Tiến làm điểm nghiên cứu, đối với chăn nuôi gia súc tập trung đề tài chọn 3 xã là Quỳnh Hội, Quỳnh Hoa, Quỳnh Minh, riêng đối với chăn nuôi tập trung tổng hợp do số lượng cơ sở chăn nuôi tổng hợp trên một xã ít vì vậy đề tài chọn 5 xã là An Ninh, Đông Hải, Đồng Tiến, Quỳnh Hồng, và Quỳnh Minh. Các xã được chọn là những xã có tiềm năng phát triển về chăn nuôi và có xu hướng phát triển chăn nuôi tập trung trong nhiều năm qua tuy nhiên nhìn chung các công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý môi trường chăn nuôi tập trung tại các cơ sở này còn chưa rõ nét.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Đó là các số liệu được thu thập trên các sách báo, tạp chí kinh tế, chăn nuôi, luận văn, báo cáo tốt nghiệp, sách kinh tế chuyên ngành, báo cáo kinh tế - xã hội, thống kê của các ban ngành ở huyện Quỳnh Phụ trong những năm gần đây, Niên giám thống kê huyện...

Bảng 3.4. Nguồn thu thập số liệu thứ cấp

Nội dung cần thu thập Nơi thu thập Phương pháp

- Nội dung về cơ sở lý luận, và cơ sở thực tiễn

Giáo trình, tạp chí kinh tế môi trường...

- Thông tin về địa bàn (vị trí địa lý,

điều kiện kinh tế xã hội) UBND huyện

Thu thập thông tin thông qua báo cáo KT-XH, báo cáo về Quy hoạch sử dụng đất, văn phòng Thống kê huyện.

- Thông tin về tình hình chăn nuôi chung.

- Thông tin về các khu vực chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện

- Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Thu thập thông qua báo cáo hàng năm của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thông tin chung về môi trường tại

các cơ sở chăn nuôi tập trung và tình hình quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện.

- Phòng tài nguyên và môi trường - Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Thu thập thông qua báo cáo của phòng

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Được thu thập thông qua điều tra các chủ cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện và người đại diện Nhà nước quản lý về môi trường tại địa phương bao gồm cấp huyện (chủ tịch, phó chủ tịch huyện hoặc cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); cấp xã (chủ tịch xã hoặc cán bộ địa chính xã), điều tra các hộ dân sống gần các trang trại chăn nuôi tập trung.

Bảng 3.5. Nguồn thu thập số liệu sơ cấp

STT Tên xã Nội dung Số lượng mẫu

I Cơ sở chăn nuôi 30

1 Cơ sở chăn nuôi lớn (lợn >600 con; gia cầm >8.000 con..) 10

- Cơ sở chăn nuôi tập trung gia cầm 4

+ Quỳnh Lâm 2

+ Quỳnh Khê 1

+ Đồng tiến 1

- Cơ sở chăn nuôi tập trung gia súc 4

+ Quỳnh Hội 2

+ Quỳnh Hoa 2

- Cơ sở chăn nuôi tập trung tổng hợp 2

+ An Ninh 1

+ Quỳnh Hồng 1

2 Cơ sở chăn nuôi nhỏ (lợn <600 con; gia cầm <8.000 con...) 20

- Cơ sở chăn nuôi tập trung gia cầm 6

+ Quỳnh Lâm 1

+ Quỳnh Khê 2

+ Đồng Tiến 3

- Cơ sở chăn nuôi tập trung gia súc 6

+ Quỳnh Hội 1

+ Quỳnh Hoa 2

+ Quỳnh Minh 3

- Cơ sở chăn nuôi tập trung tổng hợp 8

+ An Ninh 2

+ Đông Hải 2

+ Đồng Tiến 1

+ Quỳnh Hồng 1

+ Quỳnh Minh 2

II Hộ nông dân sống gần các cơ sở chăn nuôi 90

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng trên cơ sở phiếu điều tra đã lập.

Để có số liệu sơ cấp đầy đủ phục vụ cho vấn đề nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện. Để đảm bảo tính đại diện và khách quan trong việc nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra 30 cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện được phân tổ theo quy mô chăn nuôi và theo loại hình chăn nuôi.

Để biết được chất lượng cũng như sự ảnh hưởng của môi trường không khí của người dân ở xung quanh các khu chăn nuôi tập trung ở các xã thuộc địa bàn huyện, tôi đã tiến hành phỏng vấn 90 hộ dân sống gần các cơ sở chăn nuôi (mỗi cơ sơ phỏng vấn 3 hộ dân xung quanh) về cảm nhận của họ về môi trường (mùi, nguồn nước, tiếng ồn...) từ các cơ sở chăn nuôi ảnh hưởng đến họ.

Bên cạnh việc chọn khảo sát các cơ sở chăn nuôi hộ nông dân, đề tài còn tiến hành khảo các cán bộ huyện, xã bao gồm: Cán bộ lãnh đạo huyện, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ phòng Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo các xã và cán bộ xã được phân công phụ trách lĩnh vực môi trường tại địa phương.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thông tin

3.2.3.1. Phương pháp xử lý

Từ các số liệu điều tra được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, hệ thống hóa số liệu, tính toán các chỉ tiêu cần phân tích trong đề tài. Chúng tôi sử dụng bảng tính Excel, máy tính tính toán các tiêu thức, để có thể rút ra các kết luận chính xác về tình hình quản lý môi trường tại các khu vực chăn nuôi trên địa bàn huyện.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

a) Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua số liệu thu thập được. Trong phương pháp này sẽ sử dụng các thủ thuật tính toán các số liệu và đưa ra các nhận định như phương pháp tính số bình quân, phương pháp tính phần trăm, phương pháp tính số liệu theo từng nhóm...Từ những chỉ tiêu này giúp đề tài tổng hợp và đưa ra thực trạng hoạt động sản xuất của các khu chăn nuôi tập trung, tình hình xử lý các nguồn ô nhiễm môi trường cũng như tình hình thực hiện các chính sách về quản lý môi trường tại các khu chăn nuôi tập trung này, qua đó sẽ đánh giá, mô tả

được tình hình quản lý môi trường tại địa phương cũng như tại các khu vực nghiên cứu.

b) Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Tham khảo ý kiến chuyên môn của các chuyên gia, các lãnh đạo, cán bộ chuyên môn và những người có kinh nghiệm trong vấn đề nghiên cứu, qua sự khái quát chung, sau đó đi sâu vào tìm hiểu các cá thể điểm hình để phát hiện những vấn đề cần nghiên cứu trên cơ sở đó hoàn thiện đề tài.

3.2.3.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các hiện tượng với nhau trong cùng một thời điểm hoặc so sánh các hiện tượng với nhau thời điểm khác nhau (tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã qua 3 năm 2013- 2015), qua đó tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý môi trường tại các trại chăn nuôi tập trung.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả chăn nuôi

Chỉ tiêu gồm có:

- Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng, phương thức nuôi, quy mô, kỹ thuật tập huấn.

- Thu nhập bình quân cơ sở chăn nuôi. - Lợi nhuận của các cơ sở chăn nuôi. - Chi phí đầu vào các cơ sở chăn nuôi.

- Số lượng các loại tài sản, công cụ phục vụ chăn nuôi. - Số lượng lao động chăn nuôi.

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung QLMT trong phát triển chăn nuôi

- Chỉ tiêu đánh giá quản lý Nhà nước về môi trường trong chăn nuôi tập trung:

+ Số lượng người tham gia: công tác tuyên truyền, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát...

+ Số lần thực hiện các công tác như tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra… + Số lượng các văn bản ban hành liên quan đến hoạt động chăn nuôi, hoạt động QLMT và hoạt động QLMT trong chăn nuôi tập trung.

+ Các chính sách và giải pháp, biện pháp của các cấp, ngành liên quan đến QLMT cho phát triển chăn nuôi.

- Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý môi trường của các cơ sở chăn nuôi

Đề tài sử dụng các chỉ tiêu theo tiêu chí chăn nuôi an toàn sinh học do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2010 cụ thể:

+ Vị trí địa điểm của cơ sở chăn nuôi tập trung (khoảng cách tới khu dân cư) + Chỉ tiêu yêu cầu về chuồng, trại (diện tích, quy cách xây dựng…) + Chăm sóc, nuôi dưỡng (mật độ nuôi, thức ăn, nguồn nước…) + Vệ sinh thú y

+ Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải, phương pháp thu gom chất thải, sử dụng công nghệ xử lý…)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ MÔI TRƯỜNG CHĂN NUÔI TẠI ĐỊA PHƯƠNG ĐỊA PHƯƠNG

4.1.1. Thực trạng chăn nuôi tại địa phương

4.1.1.1. Chăn nuôi trâu, bò

Tại thời điểm 1/10/1015 tổng đàn trâu bò của huyện là 6.962 con, trong đó: đàn bò 6.267 con, đàn trâu: 695 con. Sản lượng thịt hơi năm 2015 đạt 489 tấn tăng 44,4 tấn so năm 2012.

Toàn huyện chủ yếu là chăn nuôi bò thịt và bò sinh sản, không có chăn nuôi bò sữa. Chăn nuôi trâu bò nhỏ lẻ, phân tán, số hộ chăn nuôi bò thịt qui mô từ 10 con trở lên rất ít. Thức ăn cho trâu bò tận dụng thức ăn thô xanh, sản phẩm phụ trong nông nghiệp, sử dụng cám gạo, bột ngô làm thức ăn tinh bổ sung. Trâu, bò được nuôi hầu hết ở các địa phương, tập trung nhiều ở các xã duyên giang như: Quỳnh Lâm, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Giao, Quỳnh Hoa, Quỳnh Thọ, An Khê, An Đồng,... và một số xã nội đồng như: An Dục, Đồng Tiến, Quỳnh Châu, Quỳnh Nguyên…

4.1.1.2. Chăn nuôi lợn

Tổng đàn lợn của huyện tại thời điểm 1/10/2015 là 141.960 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2015 đạt 27.383 tấn, chiếm 81,8% tổng sản lượng thịt gia súc, gia cầm hơi xuất chuồng.

Đàn lợn duy trì ổn định 145.000 con, chủ yếu là chăn nuôi trang trại, gia trại, chăn nuôi nhỏ lẻ giảm. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng giai đoạn 2013 -2015 tăng bình quân 4,5%/năm.

Năm 2015 đàn lợn nái của huyện 26.100 con chiếm 18,4% tổng đàn lợn. Đàn lợn thịt chiếm trên 65% là lợn ngoại và lợn lai từ 3/4 đến 7/8 máu ngoại.

- Phương thức chăn nuôi: Chủ yếu theo hướng công nghiệp, một số trang trại chăn nuôi lợn xây dựng chuồng kín, có hệ thống làm mát, số lượng lợn từ 200- 500 con/lứa, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp như trang trại ông Đặng Xuân Chính xã Quỳnh Hoa, ông Bùi Hữu Sỹ xã An Vinh, ông Vũ Đức Xuân xã Quỳnh Minh, ông Lưu Đình Lãm xã Quỳnh Bảo… Trên 80% hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp có phối trộn phụ phẩm nông nghiệp theo từng giai đoạn.

4.1.1.3. Chăn nuôi gia cầm

- Tại thời điểm 01/10/2015 tổng đàn gia cầm của huyện đạt 1.654.000 con tăng 262.000con so năm 2013, trong đó gà: 1.250.000 con chiếm 75,5% tổng đàn; thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng): 387.000 con chiếm 23,4% tổng đàn. Sản lượng thịt gia cầm năm 2015 đạt 5.610,1tấn tăng 2.297 tấn so với năm 2010.

- Sản lượng trứng gia cầm năm 2015 đạt 39.405.000 quả tăng 6.886.000 so với năm 2013.

Đã có nhiều trang trại nuôi gà chăn nuôi theo phương thức nhốt kết hợp thả trên cát, sử dụng thức ăn công nghiệp cho ra sản phẩm gà thịt có chất lượng cao và được thị trường ưa chuộng, điển hình là trang trại của ông Hoàng Công Điền, Nguyễn Đức Phước xã Quỳnh Lâm…

4.1.1.4. Chăn nuôi trang trại

Đến năm 2015 toàn huyện đã có 177 trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo Thông tư số 27/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về Hướng dẫn tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Trong đó có 29 trang trại chăn nuôi với quy mô khá lớn. Một số trang trại nuôi theo hình thức nuôi lợn nái ngoại khép kín, có áp dụng tiến khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)