Các Trường đào tạo cán bộ lưu trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống tổ chức lưu trữ nhà nước (Trang 37 - 40)

Hiện nay, trong hệ thống đào tạo cán bộ về lưu trữ, chúng ta có hệ đào tạo trung cấp, đại học và trên đại học. Thế nhưng, nếu xét trong hệ thống các cơ quan, tổ chức lưu trữ nhà nước thì hệ thống đào tạo đại học và trên đại học khơng nằm trong hệ thống này. Nó thuộc hệ thống giáo dục đào tạo Quốc gia. Như vậy, xét trên hệ thống chính thức, cơ quan đào tạo trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước chỉ có Trường Trung học Văn thư Lưu trữ TW I và Trường Trung học Văn thư Lưu trữ TW II

Tiền thân của Trường Trung học Văn thư Lưu trữ TW I là Trường Trung học Văn thư Lưu trữ, được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng và Trường được đổi tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng I theo Quyết định số 72/TCCP – TC ngày 25/4/1996 của Bộ trưởng Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ, kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2003, Trường lại được đổi tên thành Trường Trung học Văn thư Lưu trữ TW I, theo Quyết định số 177/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ

Tiền thân của Trường Trung học Văn thư Lưu trữ TW II là Phân hiệu Trường Trung học Văn thư - Lưu trữ tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày 30/4/1977 theo Quyết định của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Từ năm 1992, Phân hiệu được nâng cấp thành Trường Trung học Văn thư - Lưu trữ

theo Quyết định số 01/QĐ ngày 8/01/1992 của Cục trưởng Cục Lưu trữ Nhà nước. Đến năm 1996, Trường được đổi tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng II theo Quyết định số 72/TCCP – TC ngày 25/4/1996 của Bộ trưởng Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, kể từ ngày 01/9/2003, Trường lại được đổi tên thành Trường Trung học Văn thư Lưu trữ TW II theo Quyết định 177/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Mặc dù, hai trường có sự thay đổi về tên gọi nhưng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức vẫn được giữ nguyên theo Quyết định số 72/TCCP ngày 25/4/1996 của Cục trưởng Cục Lưu trữ Nhà nước.

Theo Quyết định này, hai Trường Trung học có nhiệm vụ: “đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề văn thư, lưu trữ, các nghiệp vụ văn phòng cho mọi đối tượng đủ điều kiện làm việc tại văn phòng các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang từ TW đến địa phương” [7;39]

Cơ cấu ngành nghề:

Trường có hai hệ đào tạo: hệ trung học và hệ học nghề. - Hệ trung học gồm có các chuyên ngành:

+ Trung học lưu trữ

+ Trung học hành chính văn thư + Trung học thư ký văn phòng + Trung học hành chính văn phịng - Hệ học nghề

+ Nghề kỹ thuật viên đánh máy chữ, vi tính + Nghề văn thư đánh máy

+ Nghề thư ký

Với những chuyên ngành được đào tạo nói trên, cho thấy hai Trường đã có sự phân ngành đào tạo khá cụ thể, khơng cịn đào tạo cán bộ văn thư lưu trữ chung chung như giai đoạn giữa thập kỳ 90 của thế kỷ XX trở về trước

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của hai Trường cơ bản giống nhau, gồm có

+ Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng + Phịng Đào tạo + Phịng Hành chính – Tổ chức + Phịng Tài chính – Kế tốn + Phòng Quản trị - đời sống + Phịng Cơng tác học sinh + Khoa Lưu trữ

+ Khoa Văn thư

+ Khoa Hành chính – Văn phịng + Khoa Khoa học cơ bản

+ Tổ thư ký văn phòng

+ Trung tâm thực hành các nghiệp vụ văn phòng Về đội ngũ cán bộ cán bộ giảng dạy của hai Trường:

Trình độ Trường VTLT TW 1 Trường VTLT TW2 Trên đại học 04 0 Đại học - Lưu trữ 18 17 - Sử 02 01 - Sư phạm 04 03 - Thư viện 01 0 - Luật + Tài chính 02 02 - Tin học 02 0 - Ngoại ngữ 01 02 - Xây dựng 03 0 Trung cấp Lƣu trữ 06 06 Tổng 43 31

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống tổ chức lưu trữ nhà nước (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)