ĐHSP Hà Nội 2
Ở Trường ĐHSP Hà Nội 2, bộ môn Tâm lý Giáo dục là bộ môn trực thuộc của trường. Môn Tâm lý học bao gồm hai chuyên nghành là Tâm lý học đại cương và Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm được giảng dạy cho sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 2. Mơn tâm lí học đại cương được dạy trong thời gian là 30 tiết. Với một lượng kiến thức bao gồm rất nhiều những vấn đề rộng lớn về con người như vậy, lại được gói gọn trong 30 tiết học quả là khó khăn đối với người dạy. 30 tiết học đó chỉ hồn tồn là lý thuyết, khơng có thời gian cho những tiết thực hành, có chăng chỉ là những ví dụ thực tiễn. Những khó khăn về thời gian đã cản trở rất nhiều đến việc giảng dạy của giáo viên, thậm chí nếu có thiện chí, họ cũng khơng biết làm thế nào, lấy vào thời gian nào để có thể cho sinh viên làm một bài trắc nghiệm về tâm lý.
Đội ngũ giảng viên của trường lại rất mỏng. Hiện tại chỉ có 6 giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại các lớp. Mặc dù số lượng giảng viên ít như vậy nhưng họ phải dạy cho rất nhiều sinh viên trong nhiều hệ đào tạo khác nhau: chính quy, tại chức, cử nhân…. Do đó, giảng viên phải đảm nhiệm dạy tối đa thời lượng cho phép trong ngày. Hiện tại, trung bình mỗi giảng viên phải đảm nhiệm dạy từ 600 đến 800 giờ dạy một năm, chưa kể đến các hệ tại chức (khoảng 400 tiết cho mỗi giảng viên trong một năm học). Ngoài ra, tại trường sư phạm cịn có một hệ khác cũng phải học tâm lý. Đó là sinh viên hệ
ngồi sư phạm (cử nhân). Mỗi khoá hệ cử nhân, các em cũng phải học thời lượng tâm lý như đối với sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, những tiết học này được chuyển đổi thành chứng chỉ sư phạm và được dạy vào các dịp hè hàng năm. Với một khối lượng công việc nặng như vậy chắc chắn không thể không ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giảng viên đối với sinh viên. Bởi có lúc sinh viên nghỉ dài mơn tâm lý, có lúc lại phải học dồn vào những ngày nghỉ do giảng viên đi công tác theo các hợp đồng của trường.
Cùng với những khó khăn trên, phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 hầu như không đổi mới trong nhiều năm qua. Phần lớn giảng viên sử dụng phương pháp giảng giải, thông báo làm phương pháp đặc trưng, phương pháp chính của mình. Điểm mạnh của phương pháp thuyết trình là có thể chuyển tải đến người học một khối lượng lớn thông tin cần. Như vậy, trong khoảng thời gian ngắn giảng viên có thể cung cấp cho ng- ười học một khối lượng thông tin rất phong phú, được cấu trúc theo một logic chặt chẽ, phản ánh nội dung môn học. Đồng thời phương pháp thuyết trình cịn cung cấp cho người học những thông tin cập nhật, chưa kịp trình bày trong các tài liệu giáo khoa; thuyết trình khác với đọc hiểu. Thuyết trình là giao tiếp trực tiếp giữa người giảng và người nghe. Vì vậy, khi thuyết trình, giảng viên có thể thường xuyên thay đổi các biện pháp, hiệu chỉnh lại nội dung tài liệu cho phù hợp. Ngồi ra, các bài thuyết trình khơng chỉ cung cấp thơng tin về đối tượng học tập cho người học mà còn cung cấp cho họ khuân mẫu và phương pháp hình thành, phương pháp tổng hợp, cấu trúc tài liệu học tập cần thiết, cô đọng mà giảng viên đã chắt lọc được từ kho tàng tri thức của xã hội.
Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình cũng có những hạn chế như: thu được rất ít thơng tin phản hồi từ phía người học do dạy học chủ yếu là truyền thụ một chiều; mức độ lưu giữ thông tin của người học rất ít do trí nhớ
ngắn hạn và trí nhớ làm việc của người nghe thường xun bị q tải; tính cá thể hố trong dạy học thấp, do giảng viên phải sử dạng một số biện pháp chung cho cả nhóm học viên, ít có sự tham gia tích cực của người học, mức độ khai thác và liên kết giữa kinh nghiệm đã có của người học với nội dung mới rất thấp, người học gần như thụ động tiếp nhận thơng tin từ phía người thuyết trình, ít có cơ hội thể hiện và áp dụng các ý tưởng của mình. Đồng thời, thời gian thu hút và duy trì sự chú ý của người học vào nội dung bài học thấp hơn các phương pháp khác.
Từ tất cả những thuận lợi và hạn chế của phương pháp thuyết trình, nếu như giảng viên có thể kết hợp với các phương pháp khác, tận dụng những ưu điểm, thuận lợi của nhiều phương pháp khác nhau, chắc chắn, chất lượng giảng dạy sẽ tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa các phương pháp khác nhau để tận dụng các ưu điểm của mỗi phương pháp là rất ít bởi với một thời lượng như vậy không cho phép họ có thể dành nhiều thời gian hơn. Sự truyền thụ một chiều của phương pháp thuyết trình cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng hình thành khái niệm tâm lý học đại cương của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội 2.