1. Thực trạng mức độ hình thành các khái niệm tâm lí học đại cƣơng đƣợc đƣa ra thăm dò ở sinh viên Trƣờng ĐHSP Hà Nội
1.2.1. Thực trạng mức độ hình thành khái niệm tƣ duy của sinh viên Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 thể hiện qua việc “nhận dạng” khái niệm
Tương tự như khái niệm hoạt động, khái niệm tư duy cũng được chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Sau đây là những định nghĩa khác nhau về khái niệm “Tư duy”, theo bạn, định nghĩa nào là đúng của khái niệm này trong tâm lí học (bạn vui lịng đánh dấu + vào định nghĩa mà bạn chọn” (câu VIII, mục 2 trong phiếu điều tra – xem phụ lục) với đưa ra 5 định nghĩa khác nhau, trong đó có một định nghĩa đúng nhất. Kết quả khảo sát được chúng tơi trình bày trong bảng 6 dưới đây.
Bảng 6: Lựa chọn định nghĩa đúng trong các định nghĩa khác nhau của khái niệm tư duy:
ST
T Định nghĩa
Thuộc về định nghĩa khái niệm tƣ duy của
tâm lí học
Khơng thuộc về định nghĩa khái niệm tƣ duy
của tâm lí học Tổng Năm thứ nhất Năm thứ tƣ Tổng Năm thứ nhất Năm thứ tƣ 1. Tư duy phản ánh những cái mới mà trước đó ta chưa biết 30,2 22,5 45,1 69,5 77,4 54,9 2. Phản ánh kinh nghiệm đã qua dưới dạng các tình cảm, ý nghĩ và hình tượng về các sự vật và hiện tượng đã tri giác được trước đây
40,7 33,9 46,5 59,3 66,1 53,3
3. Phản ánh các sự vật và hiện tượng trong toàn bộ thuộc tính và bộ phận của chúng
48,1 36,9 37,3 51,9 60,7 62,7
4. Phản ánh các dấu hiệu chung và bản chất những mối liên hệ và quan hệ
mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng 5 Phản ánh những khái
niệm trừu tượng mà nhận thức cảm tính khơng thể phản ánh được.
37,3 28,3 38,5 62,5 71,1 61,5
Tương tự như khái niệm hoạt động, ở khái niệm tư duy chúng tôi cũng đưa ra năm định nghĩa khác nhau. Trong đó chỉ có một định nghĩa đúng nhất: Tư duy: “phản ánh các dấu hiệu chung và bản chất, những mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng”. Bảng thống kê trên cho chúng ta thấy rằng, so với khái niệm hoạt động, khái niệm tư duy đã được sinh viên nhận dạng đúng ở mức độ cao hơn. Nếu khái niệm hoạt động chỉ có 65,2% sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4 Trường ĐHSP Hà Nội 2 nhận dạng đúng thì tới khái niệm tư duy đã có tới 82,2% sinh viên nhận dạng đúng khái niệm này. Chúng tôi cho rằng so với khái niệm hoạt động thì tư duy là khái niệm dễ nhớ đối với sinh viên, bởi khái niệm này được học ngay sau khi sinh viên vừa học xong khái niệm: cảm giác và tri giác, thuộc về nhận thức cảm tính. Do đó, sinh viên dễ dàng so sánh để nhận ra tư duy là một bước phát triển mới trong hoạt động nhận thức của con người. Không những thế, đây cũng là khái niệm được nhiều bộ môn khác nghiên cứu như: triết học, logic học vì vậy kết quả thu được trên đây đạt tỉ lệ cao hơn so với việc nhận dạng khái niệm hoạt động. Bên cạnh đó, trong số 4 khái niệm được khảo sát trong đề tài này chúng tôi cũng nhận thấy ở khái niệm tư duy, sinh viên nhận dạng có tỉ lệ cao hơn cả. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số sinh viên về việc tại sao các em lại nhận dạng khái niệm tư duy chính xác hơn các khái niệm khác, thì đã nhận được những câu trả lời thú vị về khái niệm này:
“ Em nhớ ngay được định nghĩa tư duy vì khi dạy về tri giác và cảm giác, thầy giáo đã nói đi nói lại rằng: đó chỉ là q trình nhận thức cảm tính, nghĩa là chúng chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngồi của sự vật và hiện tượng; muốn hiêủ về bản chất, những mối quan hệ bên trong có tính quy luật, chúng ta phải chuyển sang quá trình nhận thức cao hơn, đó là tư duy”.
SV: Hà Thị Thơm – K32A Khoa Sinh
“Định nghĩa tư duy là một định nghĩa theo em là dễ nhớ nhất trong mơn tâm lí học đại cương, vì phần tư duy gắn với thực tiễn nhiều. Hơn nữa, cô giáo thường lấy tư duy ra để so sánh với cảm giác và tri giác, làm em nhận thấy sự khác nhau rất rõ, do đó mà nhớ định nghĩa cũng dễ dàng hơn”
SV: Trần Thị Hiền – K32 Văn
“ Khái niệm tư duy chúng em cịn được học ở các mơn học khác nữa như triết học, logic học nên đến bây giờ em vẫn cịn nhớ, khơng đầy đủ lắm nhưng nhìn vào các định nghĩa đã cho sẵn thì em nhận ra ngay định nghĩa đúng”
SV: Trịnh Tuấn Anh – K29Văn
Tuy nhiên, cũng giống như khái niệm hoạt động, nhìn vào bảng tổng hợp trên chúng ta thấy rằng, vẫn còn rất nhiều sinh viên nhận không đúng khái niệm tư duy, còn lẫn lộn giữa những dấu hiệu bản chất và không bản chất của tư duy. Chẳng hạn ở nhận định: Tư duy: “Phản ánh kinh nghiệm đã qua dưới dạng các tình cảm, ý nghĩ và hình tượng về các sự vật và hiện tượng đã tri giác được trước đây” và tư duy: “Phản ánh những khái niệm trừu tượng mà nhận thức cảm tính khơng thể phản ánh được” đó là những định nghĩa hết sức chung chung, chỉ nói lên rất ít những thuộc tính bản chất của khái niệm tư duy nhưng cũng có tới 40,1 và 37,3 sinh viên sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4
Tư duy phản ánh những cái mới mà trước đó ta chưa biết”; tư duy “phản ánh các sự vật và hiện tượng trong tồn bộ thuộc tính và bộ phận của chúng” cũng chỉ nói lên một phần bản chất của khái niệm tư duy, còn rất chung chung và trừu tượng, chưa nêu bật được đầy đủ các dấu hiệu bản chất về tư duy. Tuy nhiên, cũng có 30,2% và 48,1% sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4 Trường ĐHSP Hà Nội 2 chọ rằng đó là định nghĩa đúng thuộc về định nghĩa tư duy của Tâm lí học. Như vậy mặc dù sự nhận dạng khái niệm tư duy đã thực sự cao hơn khái niệm hoạt động, nhưng,vẫn còn số lượng đáng kể sinh viên chưa nhận dạng đúng được khái niệm tư duy, nhầm lẫn giữa những định nghĩa đúng một phần hay chỉ có vài dấu hiệu đúng về tư duy. Trong số đó, đáng kể là sinh viên năm thứ 4. Bảng khảo sát cho chúng ta thấy rằng sinh viên năm thứ 4 có sự nhận dạng đúng khái niệm tư duy thấp hơn sinh viên năm thứ nhất rất nhiều. Nếu sinh viên năm thứ nhất có 21,3% cho rằng định nghĩa tư duy: “phản ánh các dấu hiệu chung và bản chất, những mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng” không thuộc về định nghĩa tư duy của tâm lí học thì có tới 45,5% sinh viên năm thứ tư cũng đồng ý với điều này.
Mặc dù có nhiều sinh viên nhận dạng sai một phần hoặc sai hoàn toàn khái niệm tư duy, tuy nhiên, như chúng ta đã thấy qua kết quả khảo sát, số lượng sinh viên nhận dạng đúng khái niệm này vẫn chiếm vị trí cao nhất. Vị trí đó có tương ứng với mức độ hiểu của họ hay không, chúng ta sẽ xem xét qua thực trạng khảo sát mức độ “hiểu “ khái niệm tư duy của họ