3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình hình thành một số khái niệm trong mơn tâm lí học đại cƣơng
3.1.2.2. Cấu trúc của hứng thú
Theo chúng tôi, hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức, xúc cảm và hành vi. Nếu chỉ nói đến mặt nhận thức thì chỉ là sự hiểu biết của con người với đối tượng. Nếu chỉ nói đến mặt hành vi chỉ là đề cập đến mặt hình thức bên ngồi mà chưa nói đến nội dung tâm lí của hành vi. Hứng thú phải là sự kết hợp giữa nhận thức, xúc cảm với hành vi, nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú với đối tượng và tính tích cực hoạt động với đối tượng.
Cấu trúc của hứng thú bao gồm 3 yếu tố: Nhận thức, xúc cảm và hành vi.
Nhận thức: là những quan niệm, ý nghĩ của con người hoặc những ý kiến cụ thể vào một hiện tượng, đối tượng hay một người khác. Thành phần này thể hiện ở quan niệm đánh giá của cá nhân với đối tượng.
Xúc cảm: đối tượng gây ra hứng thú, tạo nên sự khoái cảm, sự say mê, hấp dẫn đối với chủ thể, chủ thể thường xuyên được trải nghiệm những tình cảm dễ chịu từ phía đối tượng.
Hành vi: khi chủ thể có hiểu biết về đối tượng gây ra hứng thú, đồng thời chủ thể lại có tình cảm đặc biệt đối với đối tượng gây ra hứng thú, thì sẽ xuất hiện khát vọng hành động đi sâu vào đối tượng làm cho chủ thể say mê và ít mệt mỏi.
Có thể chia ra làm hai con đường hình thành hứng thú: đó là con đường tự phát và tự giác.
Có thể sự hình thành hứng thú bắt đầu từ sự hấp dẫn của đối tượng làm nảy sinh thái độ xúc cảm tích cực ở chủ thể, khi chủ thể đã có những xúc cảm, tình cảm tích cực, thúc đẩy chủ thể đi sâu nhận thức đối tượng, hiểu rõ ý nghĩa của đối tượng, lúc đó hình thành nên hứng thú với đối tượng này. Ngược lại, cũng có thể bắt đầu bằng việc hiểu rõ tầm quan trọng của đối tượng mà đi sâu nhận thức đối tượng trên cơ sở nhận thức mà hình thành thái độ và càng hiểu rõ đối tượng càng thích thú.
A.G.Cơvaliơp cũng nhận xét: “hứng thú có thể được hình thành một cách tự phát, do sự hấp dẫn về mặt tình cảm, sau đó mới dẫn đến nhận thức ý nghĩa của đối tượng đó”.
Dù được hình thành bằng con đường nào, tự phát hay tự giác thì trong hứng thú cũng có sự kết hợp giữa nhận thức với xúc cảm – tình cảm và hành
vi để dẫn đến tính tích cực của hoạt động, sự thống nhất giữa nhận thức, tình cảm, hành vi là quá trình vận hành và phát triển của hứng thú.