học cụ thể
Khái niệm có bản chất là hành động. Chỉ có hành động của người học (dưới sự hướng dẫn của thầy) mới là phương thức đặc hiệu để hình thành khái niệm. Chúng tơi thống nhất với quan điểm của Tâm lí học lứa tuổi sư phạm cho rằng: “Khi hình thành khái niệm ở người học cần phải chú ý những điểm sau:
Phải xác định một cách chính xác đối tượng cần chiếm lĩnh, bản thân khái niệm, phương tiện, điều kiện cho người học.
Phải tổ chức quá trình hình thành khái niệm qua các giai đoạn theo lý thuyết của P.Ia.Ganpêrin nhất là giai đoạn hành động vật chất để tạo cho người học có điều kiện thể hiện bản thân khái niệm ra ngồi một cách cảm tính.
Hình thành khái niệm là sự thống nhất giữa cái tổng quát và cái cụ thể. Cho nên, quá trình hình thành khái niệm phải được tổ chức theo cả hai giai đoạn: giai đoạn chiếm lĩnh tổng quát và giai đoạn chuyển cái tổng quát vào các trường hợp cụ thể.
Do vậy, người thầy ln ln cần có đủ hai điều kiện vừa là nắm vững chuyên môn, vừa là nắm vững khoa học giáo dục. Đây là hai yếu tố hình thành năng lực, tay nghề, phẩm chất của người thầy giáo.
Những điều vừa nói trên đây có ý nghĩa như là những nguyên tắc chung cho một q trình hình thành khái niệm. Chúng tơi thống nhất với quan điểm của các nhà tâm lí học sư phạm cho rằng để dẫn dắt người học hình thành khái niệm, ta cần tiến hành theo các bước sau:
Một là: làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của người học. Theo nguyên
lý chung của tâm lý học, mọi hoạt động đều bắt nguồn từ nhu cầu. Nhu cầu là nơi xuất phát và là nguồn động lực của hoạt động. Hoạt động học tập cũng
theo nguyên lý đó. Bởi vậy, muốn hình thành khái niệm cho người học, trước hết phải làm trỗi dậy ở họ lịng khao khát muốn biết điều đó.
Theo quan điểm sư phạm, cách làm tốt nhất là tạo ra tình huống sư phạm, để từ đó xuất hiện trong ý thức người học một tình huống có vấn đề. Đó là tình huống về lý thuyết hay thực tiễn, trong đó có chứa đựng những mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết. Mâu thuẫn này được người học ý thức và đương nhiên có nhu cầu được giải quyết. Thơng qua việc giải quyết mâu thuẫn này mà người học dành được một “cái mới” (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, giái trị…), vì thế, bất kỳ một tình huống có vấn đề nào bao giờ cũng chức đựng các tính chất như: chứa đựng mâu thuẫn, có tính chất chủ quan – phá vỡ sự cân bằng trong hiện trạng nhận thức của người học. Tóm lai: người
học có trở thành chủ thể trong hoạt động nhận thức, trong sự hình thành khái niệm hay khơng là tuỳ thuộc ở bước này.
Hai là: Tổ chức cho người học hành động nhằm qua đó phát hiện
những dấu hiệu, thuộc tính cũng như mối liên hệ giữa các dấu hiệu, thuộc tính đó và qua đó phanh phui lơgic của khái niệm ra ngồi mà người học có thể cảm nhận được. Chẳng hạn tổ chức cho người học hành động vật chất (cả vật thay thế) như tháo dỡ, sắp xếp, lắp đặt, làm thí nghiệm, quan sát…Cũng có trường hợp dạy khêu gợi, kích thích làm sống lại những biểu tượng, kinh nghiệm vốn có thơng qua hành động, kinh nghiệm sống và hoạt động thực tiễn của người học trước đây.
Ba là: Dẫn dắt người học vạch ra được những nét bản chất của khái
niệm và làm cho họ ý thức được những dấu hiệu bản chất đó. Tính chính xác trong hình thành khái niệm nói riêng, chất lượng học tập nói chung phụ thuộc vào khâu này, vì thế, khi tiến hành khâu này cần phải chú ý các biện pháp sau: - Dựa vào các đối tượng điển hình để phân tích và trên cơ sở đó đối chiếu với các đối tượng khác.
- Dẫn dắt người học tự mình suy nghĩ để vạch ra những nét bản chất và phân biệt chúng với những nét không bản chất. Trong biện pháp này, cách làm tốt nhất là người dạy phải biết phối hợp, biến thiên những dấu hiệu không bản chất của khái niệm và giữ không đổi những dấu hiệu bản chất.
- Giúp người học làm quen với một số dạng đặc biệt và xa lạ của khái niệm bên cạnh dạng điển hình, quen thuộc.
Bốn là: khi đã nắm được logic của khái niệm, cần giúp người học đưa
những dấu hiệu bản chất đó và logic của chúng vào định nghĩa (bước này được xem như hành động mơ hình hố, ký hiệu hố).
Năm là: hệ thống hố khái niệm, tức là đưa khái niệm vừa hình thành vào hệ thống khái niệm mà người học đã hình thành được. Vì thực tế, khơng có một khái niệm nào lại không liên hệ với khái niệm khác và không nằm trong hệ thống khái niệm nào đó, chẳng hạn, khi học khái niệm “tư duy”, nếu tách tư duy khỏi khái niệm “nhận thức lý tính” thì sẽ khó khăn trong việc hình thành khái niệm đó với người học. Điều đó lý giải tại sao nếu một khái niệm mới được đưa vào hệ thống khái niệm đã hình thành thì việc định vị khái niệm trở nên dễ dàng hơn và điều đó cũng giải thích tại sao khi hình thành một khái niệm mới trong hệ thống khái niệm chưa quen thuộc thì gặp rất nhiều khó khăn.
Sáu là: luyện tập, vận dụng khái niệm đã nắm được. Đây là một khâu
quan trọng vì rằng vận dụng khái niệm vào thực tế làm cho quá trình nắm khái niệm trở nên sinh động và sáng tạo hơn, giúp người học xem xét sự vật, hiện tượng mà khái niệm đó phản ánh trong những điều kiện tồn tại cụ thể của sự vật, hiện tượng trong sự biến đổi và phát triển của nó” [12, tr45]
Trong hai giai đoạn của quá trình hình thành khái niệm (từ vật chất đến tinh thần), thì các bước 1,2,3,4,5 là giai đoạn chiếm lĩnh cái tổng quát của khái niệm trong đó chủ yếu thực hiện các hành động học tập như hành động
phân tích, hành động mơ hình hố và bước thứ 6 chính là bước thực hiện giai đoạn chuyển cái tổng quát vào các trường hợp cụ thể trong đó chủ yếu thực hiện hành động cụ thể hố.
Những điều nói trên đây đảm bảo một cách căn bản quá trình hình thành khái niệm. Đặc biệt là chúng đảm bảo tính đầy đủ, tính mềm dẻo của khái niệm, tăng nhanh tốc độ hình thành, đảm bảo việc vận dụng một cách đúng đắn và cũng là điều hiển nhiên cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.