Mỗi khái niệm đều tồn tại theo một quy luật logic nội tại riêng của nó. Chính logic này quy định sự vận động phát triển của đối tượng khách quan đối với tư duy. Hay nói cách khác, nó quy định sự vận động và phát triển tư duy của chủ thể một cách khách quan. Do đó, muốn hình thành nên khái niệm, phải huy động những hành động phù hợp với đối tượng làm cơ sở. Mỗi
hành động tâm lý dù có mang tính chủ quan đến đâu cũng vẫn có quan hệ nội tại với logic của đối tượng đó (lấy nó làm cơ sở) và phát triển cùng nó.
Những cơng trình nghiên cứu tâm lí học hiện đại đã đi đến kết luận rằng: phải lấy hành động của người học làm cơ sở cho quá trình lĩnh hội tri thức (hình thành khái niệm ). Có thể coi hình thành khái niệm là “đơn vị cơ bản” của tồn bộ q trình hình thành và phát triển tri thức.
Kết luận đó được dựa trên cơ sở khoa học của lý thuyết hoạt động của các nhà tâm lí học Xơ viết như: L.V. Vưgốtxki; K.V.Coocnhilôp; A.N.Lêonchiep, A.N.Luria…Với lý thuyết này, lần đầu tiên hoạt động trở thành một khái niệm của tâm lý học. Từ đó Ganpêrin đã phát hiện ra “cơ chế hình thành khái niệm”, phát hiện đó là một thành tựu vĩ đại của tâm lí học đầu thế kỷ 20. Với lý thuyết hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn, Ganpêrin là người đầu tiên đã mô tả khá chi tiết cơ chế tâm lý của quá trình hình thành một khái niệm.
Có rất nhiều cách hiểu, trong đó:
- Theo quan điểm logic hình thức: tức là xét khái niệm theo dấu hiệu bề ngồi thì những hành động phù hợp với nó về mặt tâm lí là những hành động so sánh, phân loại, trừu tượng hoá.
- Theo quan điểm logic biện chứng: tức là xét khái niệm theo dấu hiệu biện chứng (cấu trúc logic) của nó thì những hành động học tập phù hợp là phân tích, mơ hình hố, cụ thể hố…
Theo cách mơ tả của Hồ Ngọc Đại thì: “quê hương số 1” của khái niệm là ở trong đối tượng. Khái niệm có ở trong đầu là “quê hương số 2” - đó là kết quả của một sự hình thành bắt nguồn từ bên ngồi chủ thể. Q trình này diễn ra như sau: bằng hành động của mình chủ thể S thâm nhập vào đối tượng O (quê hương số 1 của khái niệm O), gạt bỏ tất cả những gì che dấu khái niệm O, làm cho O lộ ngun hình của nó. Nhờ đó, từ nay trong đầu chủ
thể S sẽ có khái niệm O. Nói một cách hình ảnh, bằng hành động của mình, chủ thể S đã buộc khái niệm O phải “chuyển chỗ ở” từ đối tượng O sang đầu óc mình (từ ngoài vào trong, từ vật chất đến tinh thần). Quá trình chuyển chỗ ở như vậy chính là quá trình hình thành khái niệm ở chủ thể. Tóm lại là những hành động tâm lí của chủ thể S thâm nhập vào đối tượng O là điều kiện tiên quyết để hình thành khái niệm về đối tượng đó.
Ở đây, chúng ta xét đối tượng theo quan điểm logic biện chứng, do đó, để hình thành khái niệm, ta phải bắt đầu từ hành động phân tích để trải logic của đối tượng ra bên ngoài tư duy một cách vật chất, tạo điều kiện để người học có thể lắp ráp, tháo gỡ, chuyển dịch các yếu tố làm nên logic ấy. Đồng thời đây cũng là cơ hội tốt để người dậy và người học có thể kiểm tra, chỉnh sửa (nếu có) ngay trong lúc tiến hành hành động. Quá trình giáo dục như vậy có thể trở thành q trình kiểm sốt được và điều khiển được từ bên ngồi.
Khi cơng việc này kết thúc, khái niệm đã được tạo nên ở bên ngồi với hình thức vật chất. Để có được khái niệm trong đầu mình, người học phải lần lượt tiến hành những hành động học tập khác nhau mà P.Ja.Ganperin đã mô tả trong các giai 1,2, 3, 4, 5 của học thuyết hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn (đã nêu ở phần trên). Qua 5 giai đoạn ta thấy hành động không thay đổi về nội dung, lơgic, chỉ thay đổi về hình thái và các thuộc tính khác của nó, nghĩa là thay đổi về mặt tâm lí biến một hành động vật chất ở bên ngồi thành một hành động trí óc ở bên trong, có nghĩa là tới lúc đó thì khái niệm thực thụ, khái niệm tinh thần mới chính thức được hình thành.
Những điều trình bày trên đây đã góp phần chứng minh mệnh đề của K.mark: cái tinh thần chẳng qua là cái vật chất được chuyển vào trong đầu và được cải tạo lại ở đó. Và cũng góp phần khẳng định sự đúng đắn của luận điểm của tâm lí học hoạt động cho rằng :”Hoạt động là phương thức tồn tại