Thực trạng mức độ hình thành khái niệm nhân cách của sinh viên Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 thể hiện qua việc nhận dạng khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức độ hình thành một số khái niệm tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Trang 87 - 90)

1. Thực trạng mức độ hình thành các khái niệm tâm lí học đại cƣơng đƣợc đƣa ra thăm dò ở sinh viên Trƣờng ĐHSP Hà Nội

1.4.1. Thực trạng mức độ hình thành khái niệm nhân cách của sinh viên Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 thể hiện qua việc nhận dạng khái niệm

năm thứ nhất Sinh viên năm thứ 4 1. Nhận dạng (1) 78,3 76,6 55,0 2. Hiểu (2) 50,1 42,1 28,3 3. Vận dụng (3) 39,7 32,1 20,5

Từ sự thống kê kết quả hình thành khái niệm tưởng tượng của sinh viên ở cả 3 mức độ cho thấy: có 28,2% sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4 Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã nhận dạng đúng khái niệm tư duy nhưng chưa hiểu, con số này cao hơn ở mức độ vận dụng: còn 38,6 sinh viên nhận dạng đúng khái niệm tưởng tượng nhưng không vận dụng được. Như vậy cũng giống như ở khái niệm tư duy, từ việc nhận dạng tới vận dụng được nó vẫn cịn là một khoảng cách khá xa. Điều đó càng thể hiện rõ hơn ở sinh viên năm thứ 4. Ở năm thứ 4, với cả ba mức độ hình thành khái niệm ở 3 khái niệm đã được khảo sát, họ đều có kết quả thấp hơn sinh viên năm thứ nhất. Do đó, với khái niệm tưởng tượng, chúng ta cũng thấy rằng đa sốsinh viên năm thứ nhất và năm thứ tư Trường ĐHSP Hà Nội 2, tương tự như 2 khái niệm đã phân tích trên, vẫn chỉ dừng lại ở mức độ nhận dạng khái niệm mà thơi.1.4. Thực trạng mức độ hình thành khái niệm nhân cách

1.4.1. Thực trạng mức độ hình thành khái niệm nhân cách của sinh viên Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 thể hiện qua việc nhận dạng khái niệm sinh viên Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 thể hiện qua việc nhận dạng khái niệm

Tương tự như các khái niệm đã khảo sát ở trên, khái niệm nhân cách cũng được chúng tôi đưa ra 5 định nghĩa khác nhau, trong đó có một định

nghĩa đúng nhất. Chúng tôi lấy định nghĩa đúng đó làm tiêu chí để đánh giá mức độ nhân dạng khái niệm nhân cách trong sự hình thành khái niệm này của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4 Trường ĐHSP Hà Nội 2. Kết quả như sau: Bảng 14: Lựa chọn định nghĩa đúng trong các định nghĩa khác nhau của khái niệm nhân cách:

ST

T Định nghĩa

Thuộc về định nghĩa khái niệm nhân cách của tâm lí học

Khơng thuộc về định nghĩa khái niệm nhân cách của tâm lí học Tổng Năm thứ nhất Năm thứ 4 Tổng Năm thứ nhất Năm thứ 4 1. Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân, biểu hiện bản chất và giá trị xã hội của con người

75,1 70,1 41,2 31,9 24,9 58,8

2. Nhân cách là một cá nhân có ý thức đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định

38,1 30,5 32,5 61,9 69,5 67,5

3. Nhân cách là một con người với đầy đủ các thuộc tính tâm lí do các mối quan hệ xã hội quy định (gia đình, họ hàng, làng xóm…)

59,1 34,2 39,2 40,9 65,8 60,8

4. Nhân cách là một con người với những thuộc tính tâm lí tạo nên hoạt động và ý nghĩa xã hội của cá nhân 54,2 33,1 52,3 44,2 66,9 40,7 5 Nhân cách là một cá nhân có ý thức, có vị trí và vai trị xã hội nhất định 34,6 21,2 25,1 65,4 78,8 74,9

Trong số các định nghĩa về nhân cách mà chúng tôi đã đưa ra, định nghĩa: ”Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân, biểu hiện bản chất và giá trị xã hội của con người” là định nghĩa đúng nhất theo quan điểm của tâm lí học mà sinh viên đã được học. Tuy nhiên, hai định nghĩa: “Nhân cách là một con người với đầy đủ các thuộc tính tâm lí do các mối quan hệ xã hội quy định (gia đình, họ hàng, làng xóm…)” và: “Nhân cách là một con người với những thuộc tính tâm lí tạo nên hoạt động và ý nghĩa xã hội của cá nhân” cũng có những dấu hiệu bản chất gần giống với định nghĩa đúng của chúng tơi. Do đó mà trong bảng tổng kết, chúng ta nhận thấy rằng, mặc dù số lượng sinh viên nhận ra định nghĩa đúng vẫn xếp ở vị trí cao nhất, nhưng tỉ lệ sinh viên chọn hai định nghĩa gần đúng này là định nghĩa của mình cũng khơng phải là nhỏ (59,1và 54,2). Như vậy, để thấy rằng sự nhầm lẫn giữa định nghĩa đúng và định nghĩa gần đúng ở khái niệm nhân cách là tương đối cao, cho thấy sinh viên chưa phân biệt được một cách rõ ràng những dấu hiệu bản chất và những dấu hiệu không bản chất ở khái niệm nhân cách. Chúng tôi đã trao đổi với sinh viên về vấn đề này:

“Em thấy các định nghĩa đã đưa ra, định nghĩa nào cũng có ý đúng về nhân cách cả, do đó mà em chọn tất cả những định nghĩa đúng đó thuộc về định nghĩa đúng của khái niệm nhân cách trong tâm lí học.”

SV; Trần Hải Minh – K32Lý

“Khi học đến khái niệm nhân cách, em thấy phần lớn nói về những đặc điển tốt của con người, em chỉ hiểu đại khái là như vậy. Do đó, nhìn lại các định nghĩa khác nhau về nhân cách, em thấy định nghĩa nào cũng đúng một chút. “

“Chúng em đã học xong môn tâm lí học đại cương quá lâu rồi, em khơng cịn nhớ được cụ thể từng từ một về khái niệm nhân cách. Nhưng em luôn hiểu về nhân cách thông qua thực tiễn cuộc sống xung quanh em. Do đó, khi chọn định nghĩa nhân cách, em cũng chỉ chọn dựa trên sự hiểu của mình thơi, em khơng chắc chắn có đúng khơng.”

SV: Nguyễn Lê Hà - K29B Văn

Như vậy là rõ ràng sinh viên chọn định nghĩa đúng hay gần đúng, hoặc không đúng về khái niệm nhân cách phần lớn dựa trên cảm tính, trên kinh nghiệm cá nhân là chính. Mặc dù số lượng sinh viên nhận dạng được khái niệm nhân cách tương đối cao, tuy nhiên điều đó khơng đảm bảo rằng họ nắm vững khái niệm nhân cách của tâm lí học. Bởi theo sự phỏng đốn của chúng tơi, khái niệm nhân cách là khái niệm hay được nhắc tới nhiều trong cuộc sống thường ngày, những giá trị về nhân cách hay được chúng ta lấy ra để đánh giá, xét đốn về người khác hay về chính bản thân mình. Với sinh viên cũng vậy, ở lứa tuổi này, theo tâm lí học sư phạm, sinh viên cũng quan tâm nhiều đến nhân cách, đến giá trị của những người khác thông qua sự đánh giá của bản thân và mọi người. Do đó mà, có thể không thuộc định nghĩa về nhân cách nhưng họ vẫn lấy ra được định nghĩa đúng dựa trên kinh nghiệm của bản thân mình. Mặc dù vậy, ở mức độ nhận dạng khái niệm nhân cách vẫn được sinh viên chỉ ra định nghĩa đúng tương đối cao (75,1%). Sinh viên năm thứ 4 vẫn có tỉ lệ nhận dạng khái niệm thấp hơn sinh viên năm thứ nhất (chỉ có 41,2% năm thứ tư nhận ra được đúng định nghĩa nhân cách trong số các định nghĩa đã cho).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức độ hình thành một số khái niệm tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)