2. Một số nguyên nhân ảnh hƣởng tới mức độ hình thành khái niệm tâm lí học đại cƣơng của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ
2.1.2. Hứng thú học tập của sinh viên
Chúng tôi đã nghiên cứu hứng thú của các sinh viên đối với mơn Tâm lí học đại cương thông qua thời gian họ dành cho môn học, qua hứng thú đối với môn học so với các môn học khác và những việc sinh viên thường làm khi tự học môn Tâm lí học đại cương. Ở năm thứ nhất, sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 phải học tổng số 11 môn học. Chúng tôi đã thiết kế ba loại bảng hỏi tương ứng với 3 khoa khảo sát bởi mỗi khoa đều có những mơn chung và mơn riêng của mình. Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi tiến hành chia ra làm 11 mức độ thời gian và 11 mức độ hứng thú tương ứng với 11 môn học của sinh viên năm thứ nhất, sau đó tổng hợp kết quả, chúng tơi xác định thứ bậc thời gian và thứ bậc hứng thú đối với mơn Tâm lí học đại cương trong tổng số 11 mơn học đó. Kết quả mức độ dành thời gian và mức
độ hứng thú của sinh viên đối với mơn Tâm lí học đại cương được tổng hợp như sau:
Bảng 21: Mức độ thời gian dành cho mơn tâm lí học đại cương và mức độ hứng thú đối với môn học
Môn học Thứ bậc thời gian và hứng thú Thời gian (%) Hứng thú (%) Tâm lí học đại cƣơng 1 8,1 0,9 2 9,8 0,8 3 11,2 5,1 4 11,6 6,2 5 11,3 9,6 6 9,7 13,1 7 7,6 16,2 8 9,3 18,1 9 6,5 10,5 10 8,4 9,5 11 5,6 9,7
Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng rất ít sinh viên tỏ ra hứng thú với mơn Tâm lí học đại cương mặc dù họ nhận ra được vai trị và tầm quan trọng của mơn này đối với nghề nghiệp của mình. Trong tổng số 217 sinh viên năm thứ nhất được khảo sát, chỉ có 0,9% xếp mức độ hứng thú số 1 đối với mơn Tâm lí học đại cương trong tổng số 11 mơn học của sinh viên ở năm thứ nhất.
mơn tâm lí học đại cương ở vị trí số 8 trong tổng số 11 mơn học. Ở cột thời gian chúng ta nhận thấy rằng, so với mức độ hứng thú, sinh viên có dành cho mơn Tâm lí học đại cương nhiều thời gian hơn. Thể hiện bằng việc có tới 8,1% sinh viên dành thứ tự ưu tiên ở vị trí số 1 cho mơn Tâm lí học đại cương so trong tổng số 11 mơn học, trong khi chỉ có 0,9% sinh viên chọn mức độ 1 cho hứng thú của mình so với các mơn cịn lại. Ở cột thời gian, đa số sinh viên chọn mức độ 3,4,5 cho mơn Tâm lí học đại cương trong số 11 môn học. Thời gian dành cho môn học là vậy, tuy nhiên hứng thú đối với mơn học thì có tới 16,2% ở mức độ 7 và 18,1% ở mức độ 8. Chúng tôi đã thực hiện một số phỏng vấn sâu đối với sinh viên. Phần lớn ý kiến của các em là:
“Em rất sợ mơn tâm lí học đại cương vì ở khoa của em nhiều các anhchị đã khơng ra trường được do mơn này. Vì vậy mà em phải dành cho nó nhiều thời gian học hơn”
SV: Nguyễn Thị Thơm – K32C Lý
“Em khơng thích học mơn này lắm vì nghe ở trên lớp thì thấy thú vị nhưng mở vở ra học lại chẳng hiểu gì cả, do đó mà rất khó học cũng như khó hiểu được nó. Em cũng khơng chắc những điều mình hiểu được có chính xác hay khơng nữa. Tuy nhiên, em vẫn phải cố gắng dành cho mơn tâm lí học đại cương nhiều thời gian hơn vì tới lúc thi mới học thì em sợ khơng kịp. Có rất nhiều bạn đã phải thi lại môn này…”
SV: Dương Thị Hường - K32B Văn
“Ở khoa Sinh của em những năm trước các anh chị nói rằng mơn tâm lí học đại cương là trượt nhiều nhất. Do đó mà em phải cố gắng học môn này trước khi đến kỳ ôn thi…”
SV: Bùi Tiến Tuấn - K32C Sinh
Từ những kết quả khảo sát và qua trò chuyện với sinh viên, chúng tôi càng khẳng định nhận xét của mình: Thời gian dành cho mơn Tâm lí học
đại cương nhiều của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 khơng phải bắt nguồn từ sự u thích mơn học này. Phần lớn bởi những áp lực về tâm lý, rằng Tâm lí học đại cương rất khó, rất hay trượt, rất hay phải nợ môn…dẫn tới việc sinh viên phải đầu tư thời gian cho môn học này. Việc học như vậy chắc chắn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành khái niệm Tâm lí học đại cương của họ.
Đối với sinh viên năm thứ 4, do thời gian học mơn Tâm lí học đại cương đã qua từ rất lâu rồi nên chúng tôi không tiến hành xem xét thời gian và mức độ hứng thú của họ đối với mơn Tâm lí học đại cương so với các môn học khác mà chỉ thực hiện khảo sát thơng qua trị chuyện và phỏng vấn sâu một số sinh viên. Dưới đây là một vài trả lời tiêu biểu của sinh viên năm thứ 4:
“Hồi đó, khi thi xong mơn tâm lí học đại cương em đã thở phào nhẹ nhõm. Em rất sợ mơn này vì đã được nghe các anh chị khố trên nói rất nhiều. Em cũng chỉ được 5 điểm thôi nhưng thế là may mắn lắm rồi, lớp em vẫn cịn 3 bạn nữa đến bây giờ vẫn nợ mơn tâm lí học đại cương”.
SV: Hoàng Văn Hùng – K29A Lý
“Em đã dành rất nhiều thời gian để học mơn tâm lí học đại cương, thực ra cho đến bay giờ em vẫn thấy là nó rất hay nhưng em không sao hiểu được môn này một cách đầy đủ. Em cũng không biết đo mức độ hiểu biết của mình như thế nào là chuẩn ở mơn tâm lí học đại cương. Tuy nhiên, với em tâm lí học đại cương vẫn là một mơn học khó mặc dù nó rất cần thiết với sinh viên sư phạm…”.
SV: Nguyễn Thanh Huyền - K29 Văn
“Đến bây giờ em khơng cịn nhớ cụ thể tâm lí học đại cương là cái gì mặc dù khi rèn nghề, khi đi kiến tập, thực tập em gặp phải rất nhiều tình huống mà em biết nếu nắm vững kiến thức trong mơn tâm lí học đại cương em
sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Tuy nhiên, cuối cùng thì em vẫn phải giải quyết, nhưng phần lớn dựa trên kinh nghiệm là chính thơi…”
SV: Nguyễn Thị Dịu - K29A Sinh
Qua trò chuyện với sinh viên năm thứ 4, chúng tôi cũng nhận ra một điều rất rõ ràng rằng: Sinh viên năm thứ tư khi sắp tốt nghiệp ra trường họ mới nhận ra rằng cần thiết phải học mơn tâm lí học đại cương. Ấy là khi mà họ đã trải qua giai đoạn rèn nghề, kiến tập, thực tập sư phạm và nhận thấy mối liên hệ sâu sắc của môn học đối với cuộc sống đối, với nghề. Điều nhận ra này, tiếc thay đã là quá muộn.
Những điều vừa trình bày ở trên chứng tỏ rằng: mơn tâm lí học đại cương khơng phải là mơn học được sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 hứng thú. Do đó, như số liệu ở bảng 20 đã chỉ ra, sinh viên khơng tích cực vượt qua khó khăn để học tốt mơn học này. Đó cũng là một trong những lý do rất cơ bản giải thích tại sao các khái niệm trong mơn tâm lí học đại cương được hình thành ở đa số sinh viên chỉ dừng lại ở mức độ thấp.