Ở đề tài này có nhiệm vụ: điều tra thực trạng mức độ hình thành một số khái niệm tâm lí học đại cương của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4 trường ĐHSP Hà nội 2. Chúng tơi “đo lường” mức độ hình thành khái niệm tâm lí học đại cương của sinh viên ở ba mức:
* Mức 1: Nhận biết khái niệm.
Đó là việc chỉ nhận biết những dấu hiệu bề ngồi, cịn chưa thật rành mạch giữa những dấu hiệu bản chất và những dấu hiệu không bản chất. Ở mức độ này, sinh viên có thể nhận dạng được khái niệm mà không hiểu khái niệm, không vận dụng được khái niệm. Đây là mức độ kết quả thấp nhất trong sự hình thành một khái niệm khoa học, vì nếu chỉ dừng lại ở mức độ này chưa đảm bảo sinh viên có thể hiểu hoặc vận dụng được khái niệm một cách chắc chắn. Ở mức độ này, chỉ địi hỏi sử dụng trí nhớ mà thơi.
* Mức 2: Hiểu khái niệm
Hiểu là kết quả của q trình tư duy tích cực của con người nhằm không chỉ để nắm được các dấu vết, thuộc tính bản chất của khái niệm, phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng gắn với kinh nghiệm đã có và làm phong phú thêm vốn kinh nghiệm của bản thân mà còn tạo khả năng vận dụng khái niệm một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình huống và nhiệm vụ xét cả
về mặt lý luận và thực tiễn. Lúc này, sinh viên đã phân biệt được những dấu hiệu bản chất và không bản chất. Vận dụng được khái niệm trong một vài tình huống cụ thể.
*Mức 3: Vận dụng khái niệm
Đây là một tiêu chí quan trọng nhất trong q trình hình thành khái niệm. Bởi vì một khái niệm được hình thành ở người học trong dạng ban đầu bao giờ cũng ở trạng thái phân tán, chưa sâu. Người học chưa thể ý thức được một cách đầy đủ những thuụoc tính bản chất mà phải qua giai đoạn vận dụng mới có khả năng thấy rõ những thuộc tính bản chất mà khái niệm hàm chứa thơng qua hoạt động tư duy tích cực trong điều kiện thực tế.
Như vậy, khả năng này đòi hỏi người học phải nắm vững tri thức gắn liền với hành động giải quyết vấn đề trên cơ sở đó. Người học chỉ có thể thực sự nắm vững tri thức khi họ tích cực sử dụng tài liệu học tập, vận dụng những gì đã tiếp thu vào giải quyết các nhiệm vụ phù hợp. Vận dụng cũng là một quá trình củng cố kiến thước, kỹ năng và thái độ.
Vì vậy, qua vận dụng, người học mới ý thức được đầy đủ khái niệm, tách những thuộc tính bản chất ra khỏi những thuộc tính khơng bản chất của nó và chỉ có như vậy, khái niệm mới thực sự được hình thành. Việc vận dụng còn giúp người học phân biệt khái niệm này với khái niệm khác, hệ thống hoá hàng loạt khái niệm và tìm ra được mối liên hệ giữa chúng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao và khắc phục chủ nghĩa hình thức trong việc hình thành khái niệm, một nhiệm vụ đặt ra trong dạy học là phải hình thành ở người học nhu cầu tìm hiểu và vận dụng khái niệm đã hình thành được vào giải quyết những tình huống do thực tiễn đặt ra. Từ nhu cầu đó, người học thấy được kiến thức học trong nhà trường là phương tiện nhận thức và cải tạo thực tiễn. Có như vậy, người học mới có thể thiết lập được kinh nghiệm của họ, mối
liên hệ giữa nội dung kiến thức trong nhà trường với sự thoả mãn nhu cầu nhận thức và hành động càng phát triển.
Tóm lại: ba mặt trên ln có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Chúng tạo nên sự nắm vững tri thức một cách thực sự và khó có thể tách biệt nhau trong việc hình thành một khái niệm. Để tìm hiểu thực trạng hình thành khái niệm tâm lí học đại cương của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4 Trường ĐHSP Hà Nội 2 chúng tôi đã căn cứ vào 3 mức độ trên để đánh giá.