TLHĐC là môn học cung cấp cho sinh viên tri thức về những quy luật chung nhất chi phối sự hình thành, phát triển và vận hành tâm lý con người theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, qua đó, góp phần hình thành ở họ nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, làm chỗ dựa vững chắc cho việc giáo dục con người (sinh viên) phát triển toàn diện. Các khái niệm: hoạt động, tư duy, tưởng tượng, nhân cách là những khái niệm nền tảng, cơ bản, cốt lõi của toàn bộ tâm lý học nói chung, được giới thiệu cho sinh viên trong môn học này. Đồng thời qua học tập TLHĐC sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng cịn có cơ hội nắm được những quy luật chung nhất chi phối ba mặt cơ bản trong đời sống tâm lý con người là: Nhận thức; xúc cảm ; tình cảm và ý chí, cũng như những quy luật chung nhất trong sự hình thành và phát triển những phẩm chất năng lực của nhân cách con người.
Với những nội dung vừa trình bày trên, TLHĐC do đó, là mơn học cơ sở và cơ bản để từ đó sinh viên sư phạm nói riêng có thể đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu phân mơn TLHLT&SP; ứng dụng sự hiểu biết đó vào trong kiến tập, thực tập và quan trọng hơn nữa là trong nghề nghiệp của mình. Khơng nắm vững tri thức của TLHĐC, chắc chắn sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong khi học TLHLT&TLHSP, các mơn khoa học nghiệp vụ khác, cũng như trong kiến tập, thực tập, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Với ý nghĩa đó, những tri thức TLHĐC trở thành những tri thức tiên quyết phải nắm vững trước khi sinh viên sư phạm muốn học tốt các phân môn tâm lý khác, muốn sử dụng sự hiểu biết về tâm lý con người trong kiến tập, thực tập và trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm…Muốn trở thành một người giáo viên có uy tín trong nghề nghiệp thơng qua việc hiểu về con người, từ đó mà có cách ứng xử thơng minh trong các tình huống sư phạm, sinh viên các trường sư phạm nhất thiết phải nắm vững và vận dụng thành thạo những tri thức của TLHĐC vào giải quyết các nhiệm vụ học tập liên quan đến sự tích luỹ tri thức và hiểu biết về con người để trở thành người giáo viên trong tương lai. Đồng thời nó cịn là cơ sở quan trọng cho việc học các môn nghiệp vụ sư phạm cũng như khi kiến tập, thực tập sau này.
Tuy cần thiết là như vậy nhưng với phần đông sinh viên, tâm lý học đại cương vẫn là một bộ môn khoa học với những khái niệm trừu tượng và rất khó nhớ, khó thuộc. Phải chăng, điều đó xuất phát từ việc họ chưa hình thành được một cách vững chắc và sâu sắc những tri thức về khái niệm tâm lý học đại cương trong quá trình học tập của mình?