Cách thức xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức độ hình thành một số khái niệm tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Trang 55 - 57)

4.1. Cách thức xử lý

- Phiếu điều tra sẽ bị coi là không hợp lệ, bị loại nếu một số câu hỏi, một số ý kiến, lý do, biểu hiện.....bị bỏ trống, không trả lời

- Khi xử lý câu: I, II, III, VI, VII sinh viên đánh dấu (+) vào các mức độ tương ứng mà mình chọn

- Khi xử lý câu: IV,V, thì đánh số thứ tự thời gian và hứng thú mà mình dành cho các môn học (phiếu hỏi ở phần này được kết cấu phù hợp cho riêng từng khoa) tương ứng với mỗi môn là thời gian hoặc hứng thú ở cột bên cạnh.

- Khi xử lý câu:VIII với 4 câu nhỏ cho từng khái niệm riêng lẻ, sinh viên cũng đánh dấu (+) vào định nghĩa mà mình cho là đúng với tiêu đề của bài tập.

- Khi xử lý câu IX, nếu chưa vận dụng, sinh viên đánh dấu (+) vào trong ô vuông cho sẵn. Nếu đã vẫn dụng, sinh viên phải lấy ví dụ minh hoạ cho các khái niệm bằng cách tự mình viết ra những ví dụ vào phần để trống ở bên dưới.

- Khi xử lý câu X, sinh viên phải tự mình viết các kết quả của bài tập đã cho vào phần để trống.

4.2. Các mức độ hình thành khái niệm

Chúng tơi quy ước khái niệm tâm lí học đại cương (đã được khảo sát) được hình thành ở khách thể nghiên cứu ở các mức độ:

+ Mức 1 là mức thấp nhất: ở mức độ này, khách thể nghiên cứu chỉ có khả năng “nhận dạng” được khái niệm thông qua việc nhận lại được định nghĩa về khái niệm đó mà trước đây họ đã được học. Chúng tôi quy ước đây là sự hình thành khái niệm ở mức độ: “nhận dạng khái niệm”.

+ Mức 2 là mức trung bình: ở mức độ này, khách thể nghiên cứu không chỉ “nhận dạng” đúng định nghĩa về khái niệm đã được học mà cịn đưa ra được những ví dụ minh hoạ đúng cho khái niệm này đồng thời bắt đầu có khả năng vận dụng khái niệm nhưng chưa thành thạo (còn nhiều lúng túng và sai lầm). Chúng tơi quy ước đây là sự hình thành khái niệm ở mức độ “hiểu khái niệm”.

+ Mức 3 là mức cao: ở mức độ này khách thể nghiên cứu vừa có khả năng nhận dạng đúng định nghĩa về khái niệm đã được học, vừa có khả năng đưa ra những ví dụ khác nhau minh hoạ đúng cho khái niệm lại vừa có khả năng vận dụng khái niệm một cách linh hoạt vào những tình huống khác nhau mn hình mn vẻ (vận dụng khái niệm một cách thành thạo). Chúng tôi quy ước đây là sự hình thành khái niệm ở mức độ: “vận dụng khái niệm”.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức độ hình thành một số khái niệm tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)