Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức độ hình thành một số khái niệm tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Trang 52 - 54)

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận

- Nhằm làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản của đề tài: khái niệm về khái niệm, khái niệm sinh viên sư phạm, khái niệm tâm lí học đại cương …chúng tơi đã tiến hành sưu tầm và đọc các tài liệu, sách báo có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp nghiên cứu chính nhằm thu thập thông tin về thực trạng mức độ hình thành khái niệm tâm lí học đại cương của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2. Chúng tôi thiết kế bảng hỏi như sau:

+ Bảng hỏi dành cho sinh viên:

Gồm 1 loại bảng hỏi dành cho cả sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4: - Sv năm thứ 4 không phải trả lời câu hỏi IV và V vì theo chúng tơi, sinh viên năm thứ 4 đã học xong mơn Tâm lí học đại cương khá lâu, do đó mức độ thời gian và hứng thú đối với mơn học này có thể họ khơng cịn nhớ rõ ràng nữa.

- Câu I và câu VI: tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả hình thành khái niệm tâm lí học đại cương của Sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 thông qua động cơ học tập của sinh viên đối với mơn tâm lí học đại cương.

- Câu IV, V, nhằm tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả hình thành khái niệm Tâm lí học đại cương của Sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 thông qua mức độ hứng thú của sinh viên đối với mơn tâm lí học đại cương.

- Câu VIII tìm hiểu khả năng nhận dạng các khái niệm Tâm lí học đại cương được khảo sát của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4 Trường ĐHSP Hà Nội. (với 4 câu hỏi nhỏ tương ứng với 4 khái niệm khảo sát)

- Câu IX tìm hiểu mức độ “hiểu” khái niệm tâm lí học đại cương được khảo sát của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4 Trường ĐHSP Hà Nội 2. (với 4 câu hỏi nhỏ tương ứng với 4 khái niệm khảo sát)

Câu VII và câu X tìm hiểu thực trạng về mức độ “vận dụng” khái niệm tâm lí học đại cương được khảo sát của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4 Trường ĐHSP Hà Nội 2 (với 4 bài tập tương ứng với 4 khái niệm khảo sát)

Những câu cịn lại nhằm thu thập những thơng tin cá nhân của khách thể. Bên cạnh đó, đối với cán bộ giảng dạy bộ mơn tâm lí học, vì số lượng q ít (6 giảng viên) nên chúng tơi chỉ thực hiện một số phỏng vấn, trao đổi trò chuyện làm rõ thêm một số vấn đề trong nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

2.3. Phƣơng pháp quan sát

- Mục đích: nhằm bổ sung thêm, chính xác hố các số liệu đã thu được về mức độ hình thành Tâm lý học đại cương của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2.

- Đối tượng quan sát: bao gồm những hành vi, cử chỉ, thái độ của học sinh trong một số tiết học trên lớp và tự học mơn tâm lí học đại cương.

- Nhiệm vụ quan sát: Chúng tơi quan sát chủ yếu ở các khía cạnh sau: + Hoạt động học tập ở tại lớp

+ Hoạt động tự học ở thư viện. + Sự chú ý nghe giảng.

+ Tích cực xây dựng bài.

+ Có cảm xúc với các bài học, kỹ năng thực hành.

2.4. Phƣơng pháp trò chuyện, phỏng vấn

Chúng tơi tiến hành trị chuyện với 1 hoặc một nhóm SV; phỏng vấn sâu một vài sinh viên ở các khoa khác nhau nằm trong đối tượng khảo sát của đề tài nhằm thu thập thơng tin về các vấn đề có liên quan đến đề tài.

2.5. Phƣơng pháp thống kê toán học

Sau khi thu được kết quả nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phần mềm ứng dụng spss phiên bản 11.5 để xử lý và phân tích số liệu từ phiếu điều tra nhằm đưa ra những số đo cụ thể của vấn đề nghiên cứu. Cụ thể chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp tính điểm trung bình.

- Phương pháp kiểm định (so sánh tỷ lệ của 2 tập).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức độ hình thành một số khái niệm tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)