Thực trạng mức độ hình thành khái niệm tƣ duy của sinh viên Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 thể hiện qua việc “vận dụng” khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức độ hình thành một số khái niệm tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Trang 76 - 79)

1. Thực trạng mức độ hình thành các khái niệm tâm lí học đại cƣơng đƣợc đƣa ra thăm dò ở sinh viên Trƣờng ĐHSP Hà Nội

1.2.3. Thực trạng mức độ hình thành khái niệm tƣ duy của sinh viên Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 thể hiện qua việc “vận dụng” khái niệm

viên Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 thể hiện qua việc “vận dụng” khái niệm

Để khảo sát mức độ hình thành khái niệm tư duy của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4 Trường ĐHSP Hà Nội 2, chúng tôi cũng tiến hành đưa ra một bài tập vận dụng lý thuyết, đó chính là bài tập số 2 trong mục X (xem phụ lục). Kết quả như sau:

Bảng 8: Kết quả vận dụng khái niệm tư duy thông qua việc làm bài tập.

STT Đáp án Đúng Sai Tổng Năm thứ nhất Năm thứ 4 Tổng Năm thứ nhất Năm thứ 4 2. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy

40,5 35,3 23,1 59,3 64,7 76,9

Như vậy đáp án đúng của bài tập này chính là “tính trừu tượng và khái quát của tư duy”. Đây là một bài tập rất quen thuộc trong cuốn: “bài tập thực hành tâm lí” của tác giả Trần Trọng Thuỷ. Nhưng, chúng ta cũng thấy rằng chỉ có 40,5% sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4 Trường ĐHSP Hà Nội 2 làm đúng bài tập này. Ở kết quả khảo sát của chúng tơi, phần lớn, sinh viên cho rằng đó đơn thuần chỉ là đặc

điểm về tính “khái quát” của tư duy. Họ nhầm lẫn giữa đặc điểm này với thao tác: “trừu tượng hoá và khái quát hoá” trong tư duy. Sự nhầm lẫn giữa đặc điểm và thao tác trong tư duy dẫn đến sinh viên đã làm sai bài tập vận dụng. Trong số đó, sinh viên năm thứ nhất có 64,7% sai, con số này cao hơn ở sinh viên năm thứ 4 (79,6%). Nghĩa là, trong số những sinh viên đã đưa ra được ví dụ đúng, được xếp ở mức độ 2 (tức là mức độ hiểu khái niệm) trong đề tài, đã có 4,8% sinh viên năm thứ nhất và 6,2% sinh viên năm thứ tư “hiểu” nhưng không “vận dụng” được khái niệm.

Trong khảo sát của chúng tôi về mức độ thường xuyên vận dụng các tri thức tâm lí học đại cương chỉ có 5,9% sinh viên trong tổng số sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4 Trường ĐHSP Hà Nội 2 khảo sát trả lời ở mức độ “rất thường xuyên” đối với việc “giải các bài tập trong cuốn bài tập thực hành tâm lí học”. Cũng với ý nghĩa đó, nhưng được chúng tơi thiết kế bảng hỏi dưới dạng:“xin bạn cho biết mức độ thường xuyên của những thuận lợi mà bạn thường gặp trong khi học tâm lí học đại cương”, ở lý do: “bài tập tâm lí học đại cương làm cho tơi hiểu rõ hơn những khái niệm đã được học trong lý thuyết” cũng chỉ có 6,2% sinh viên cho rằng đó là những mức độ thuận lợi “rất thường xuyên “ đối với họ. Hoặc với câu hỏi về những việc sinh viên làm khi tự học mơn tâm lí học đại cương, ở việc: “hệ thống hoá tri thức theo từng loại vấn đề” cũng chỉ có 14,9% sinh viên trong số sinh viên được khảo sát xếp vào đó là mức độ thường xuyên của mình khi tự học mơn tâm lí học đại cương. Với thực trạng về sự vận dụng tâm lí học đại cương thấp như vậy, có lẽ việc sinh viên làm được bài tập vận dụng với kết quả rất thấp cũng không làm chúng ta ngạc nhiên.

Mặc dù, so với khái niệm hoạt động đã phân tích ở trên, việc hình thành khái niệm tư duy thể hiện ở cả ba mức độ có số lượng sinh viên làm đúng các bài tập khảo sát cao hơn hẳm, tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu sự hình thành khái niệm tư duy dưới đấy, chúng ta vẫn nhận thấy rằng, phần lớn sinh viên năm thứ nhất và

năm thứ 4 Trường ĐHSP Hà Nội 2 dừng lại ở mức độ 1 (mức độ nhận dạng khái niệm), đây là mức độ thấp nhất trong sự hình thành khái niệm tư duy của sinh viên.

Bảng 9: Kết quả hình thành khái niệm tư duy ở cả 3 mức độ: nhận dạng - hiểu- vận dụng:

STT Mức độ Tổng Sinh viên năm thứ

nhất

Sinh viên năm thứ 4

1. Nhận dạng (1) 82,2 78,5 54,2

2. Hiểu (2) 49,5 40,1 29,3

3. Vận dụng (3) 40,5 35,3 23,1

Từ sự thống kê kết quả hình thành khái niệm tư duy của sinh viên ở cả 3 mức độ cho thấy: có 32,7% sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 4 Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã nhận dạng đúng khái niệm tư duy nhưng chưa hiểu, con số này cao hơn ở mức độ vận dụng: còn 41,8% sinh viên nhận dạng đúng khái niệm tư duy nhưng không vận dụng được. Như vậy ở khái niệm tư duy, từ việc nhận dạng tới vận dụng được nó vẫn cịn là một khoảng cách khá xa. Sinh viên có sự nhận dạng rất lớn khái niệm này, tuy nhiên điều đó khơng quyết định việc họ có hiểu khái niệm, lại càng khơng quyết định việc vận dụng khái niệm đó một cách chắc chắn. Điều đó càng trở nên rõ ràng hơn đối với sinh viên năm thứ 4. Ở năm thứ 4, với cả ba mức độ hình thành khái niệm tư duy, sinh viên đều có kết quả thấp hơn năm thứ nhất. Theo phỏng đốn của chúng tơi, sự hình thành khái niệm dù ở mức độ nào cũng cần được củng cố và luyện tập, tuy nhiên, với sinh viên năm thứ 4 điều đó có thể đã khơng xảy ra thường xuyên với họ, do đó mà họ có kết quả thấp hơn sinh viên năm thứ nhất về mọi mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức độ hình thành một số khái niệm tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)