Điều kiện vật chất đảm bảo cho quá trình hình thành khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức độ hình thành một số khái niệm tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Trang 114 - 116)

2. Một số nguyên nhân ảnh hƣởng tới mức độ hình thành khái niệm tâm lí học đại cƣơng của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ

2.2.2. Điều kiện vật chất đảm bảo cho quá trình hình thành khái niệm

Quá trình giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên diễn ra trong những điều kiện nhất định, chịu sự chi phối bởi những phương tiện cụ thể, chương trình mơn học, tài liệu, sách giáo khoa…Trên thực tế, giáo trình và những tài liệu tham khảo của mơn tâm lí học đại cương còn rất thiếu đối với sinh viên sư phạm. Khi ơn tập sinh viên ít có điều kiện đọc thêm được những tài liệu tham khảo. Sách bài tập về tâm lí học đại cương hầu như khơng thấy có ở sinh viên nào (theo sự quan sát của chúng tơi). Cấu trúc nội dung trong giáo trình lại bất hợp lý, khơng theo kịp sự phát triển của khoa học tâm lí.

Vẫn từ câu hỏi: ” xin bạn cho biết mức độ thường xuyên của những khó khăn mà bạn thường gặp trong khi học tâm lí học đại cương?”, ở Item: “Tài liệu về mơn tâm lí học đại cương q ít, có muốn đọc cũng khơng tìm được” có tới 43,8% sinh viên cho rằng đó là khó khăn mà họ thường xuyên gặp phải. Khi họ khơng tìm thấy sự thuận lợi trong cách giảng dạy của giảng viên, họ

phải tìm tới giáo trình, tài liệu tham khảo. Tiếc rằng cả yếu tố này cũng lại là một trở ngại trên con đường hình thành khái niệm khoa học của sinh viên.

Bên cạnh đó cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học còn thiếu thốn nhiều, chưa đáp ứng được với yêu cầu. Phần lớn, các giờ dạy tâm lí học đại cương đều được thực hiện với các lớp ghép, nghĩa là với số lượng rất đông sinh viên, rất nhiều phòng học chật hẹp với khoảng trên 80 sinh viên. Điều đó vừa ảnh hưởng đáng kể tới việc tiếp thu kiến thức của sinh viên vừa cản trở giảng viên thực hiện cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng khai thác tính tích cực học tập của sinh viên. Bởi người ta không thể thực hành xemina với một lớp đơng sinh viên như vậy. Giáo trình điện tử của mơn Tâm lí học đại cương có thể cung cấp cho sinh viên rất nhiều những hình ảnh minh họa một cách trực quan để họ hiểu hơn về các khái niệm trừu tượng. Tuy nhiên, số lượng phịng học có máy chiếu hạn chế, muốn dậy phải đăng kí trước dẫn tới tâm lý ngại ngần của giảng viên đối với phương pháp dạy học mới này. Điều đó cũng hạn chế bớt một phần những thuận lợi của sinh viên khi tiếp cận với các khái niệm tâm lí học đại cương.

Bản thân những khái niệm về con người đã rất trừu tượng, lại được tiếp nhận trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn cả chủ quan và khách quan. Điều đó ảnh hưởng đáng kể tới việc hình thành các khái niệm tâm lí học đại cương. Đó cũng là một lời giải thích cho những nghiên cứu của chúng tôi ở trên, rằng: Sự hình thành các khái niệm của tâm lí học đại cương của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 còn đạt ở mức độ thấp. Phần lớn mới dừng lại ở mức độ 1, mức độ nhận dạng khái niệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức độ hình thành một số khái niệm tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)