.15 Kết quả kiểm định bằng phương pháp Tukey

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ cây trồng của nông dân tại bà rịa – vũng tàu năm 2015 (Trang 83 - 150)

Diện tích canh tác N Alpha = 0,05

1 2 0,1 đến dưới 0,5 ha 31 3,4624 0,5 đến dưới 1 ha 67 3,6592 1 đến dưới 1,5 ha 102 3,8170 3,8170 Từ 1,5 ha trở lên 15 4,1333 Sig. 0,179 0,270

Kết quả kiểm định cho thấy có sự tách biệt làm hai nhóm phân biệt trong quyết định lựa chọn thương hiệu. Sự khác biệt này chứng minh rằng nhóm nông hộ có diện tích đất trồng ít hơn 1 ha sẽ có quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn nhóm nông hộ có diện tích đất trồng lớn hơn một ha. Kết quả này cũng phù hợp với tình hình thực tế tại khu vực. Do những nông hộ có diện tích đất trồng lớn, họ sẽ không có nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho cây trồng của họ. Nguy cơ dẫn đến giãm năng suất nông sản sẽ rất cao nếu như họ không đầu tư nhiều cho thuốc bảo vệ thực vật. Ngược lại, nhóm có diện tích đất trồng ít thì các tác nhân gây thiệt hại do sâu bệnh hại không nhiều. Vì diện tích nhỏ hẹp nên thời gian chăm sóc cho cây trồng sẽ nhiều và chu đáo hơn. Có thể là bằng các phương pháp thủ công để giảm chi phí đầu tư cho cây trồng. Chính vì thế mà đã tạo ra sự khác biệt này. Điều đó cũng phản ảnh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nghiên cứu trong mô hình sẽ ảnh hưởng không nhiều đến quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật của nhóm đối tượng này. Bên cạnh đó, các hộ nông dân có diện tích đất trồng lớn sẽ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố trong mô hình nghiên cứu.

4.6.2 Kiểm định về mức thu nhập

Kết quả kiểm định Levene (bảng 4.15) cho thấy trị Sig = 0,492 > 0,05 nên phương sai các nhóm không khác nhau một cách có ý nghĩa. Do đó, có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA ở bảng tiếp theo.

Bảng 4.16: Kiểm định Levene

D

Levene Statistic df1 df2 Sig,

0,805 3 211 0,492

Kết quả kiểm định phương sai Oneway Anova (bảng 4.16) giá trị Sig = 0,614 > 0,05. Điều này có ý nghĩa là trong quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật giữa các nhóm có các mức thu nhập khác nhau thì không có sự khác biệt lớn.

Bảng 4.17: Kiểm định ANOVA

D

Sum of

Squares Df Mean Square F Sig,

Between Groups 0,931 3 0,310 0,603 0,614

Within Groups 108,646 211 0,515

Total 109,577 214

4.6.3 Kiểm định về đầu tư cho thuốc bảo vệ thực vật

Kết quả kiểm định Levene (bảng 4.17) cho thấy trị Sig = 0,395 > 0,05 nên phương sai các nhóm không khác nhau một cách có ý nghĩa. Do đó, có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA ở bảng tiếp theo,

Bảng 4.18: Kiểm định Levene

D

Levene Statistic df1 df2 Sig,

0,997 3 211 0,395

Kết quả kiểm định phương sai Oneway Anova (bảng 4.18) giá trị Sig = 0,152 > 0,05 cho thấy sự khác biệt trong quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật giữa các nhóm có các mức đầu tư cho thuốc bảo vệ thực vật là rất nhỏ.

Bảng 4.19: Kiểm định ANOVA

D

Sum of

Squares Df Mean Square F Sig,

Between Groups 2,705 3 0,902 1,781 0,152

Within Groups 106,872 211 0,507

Total 109,577 214 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm tắt chương 4

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá thang đo 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua thuốc bảo vệ thực vật, sáu yếu tố này được xem là biến độc lập và quyết định chọn mua thuốc bảo vệ thực vật là biến phụ thuộc được đưa vào phân tích nhân tố khám phá hồi qui bội.

Kết quả phân tích hồi qui cho thấy 6 yếu tố: chất lượng sản phẩm (Q), thương hiệu (B), nhóm tham khảo (G), giá cả cảm nhận (C), khuyến mãi (P), quảng cáo (A) ảnh hưởng cùng chiều quyết định chọn mua thuốc bảo vệ thực vật (D). Kết quả phân

tích trung bình trong đánh quyết định chọn mua thuốc bảo vệ thực vật cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm có diện tích khác nhau. Đây cũng chính là cơ sở để đưa ra các kiến nghị sẽ được trình bày trong chương 5 tiếp theo.

CHƯƠNG 5

HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN

Chương 4 đã thực hiện phân tích chi tiết về các kết quả nghiên cứu và thảo luận những vấn đề này. Tiếp theo chương 5 sẽ tóm tắt những kết quả chính và đề xuất một số hàm ý chính sách về giải pháp nhằm nâng cao quyết định lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân đối với thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật.

5.1 Kết quả nghiên cứu

Tác giả đã dựa trên lý thuyết của Philip Kotker về hành vi tiêu dùng cùng những kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm thông qua ý kiến của các chuyên gia để đề xuất mô hình sáu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân là chất lượng sản phẩm, quảng cáo, giá cả cảm nhận, thương hiệu, khuyến mãi và nhóm tham khảo.

Kết quả nghiên cứu định tính khẳng định các yếu tố do tác giả đề xuất là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời hoàn chỉnh thang đo các yếu tố này. Tiếp theo, tác giả tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu về sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy tất cả các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy ngoại trừ các biến G3,C3,C5, P1, P4 bị loại do không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Đồng thời, các biến quan sát đều đạt yêu cầu về kiểm định giá trị hội tụ.

Kết quả phân tích hồi quy đạt được là sáu biến B, G, P, C, A, Q được chấp nhận. Do đó, kết quả nghiên cứu này là có 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định chọn mua thuốc bảo vệ thực vật dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa là chất lượng sản phẩm với hệ số hồi qui Beta chuẩn

hóa là 0,270; thứ hai là thương hiệu với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0,263; thứ ba là giá cả cảm nhận với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0,193, thứ tư là nhóm tham khảo với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0,176, thứ năm là khuyến mãi với hệ

số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0,148và cuối cùng là quảng cáo với hệ số hồi qui Beta

chuẩn hóa là 0,130. Đối với các kiểm định mối quan hệ khác biệt giữa các nhóm như diện tích đất, thu nhập, mức độ đầu tư cho thấy chỉ có nhóm diện tích là có sự khác biệt trong quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật. Các nhóm còn lại không có sự khác biệt trong quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc bảo vệ

thực vật. Bên cạnh đó, như trình bày trong chương 4, hệ số R2 hiệu chỉnh cho thấy

các biến độc lập đã giải thích được 59,2% phương sai (mức độ biến thiên) của biến phụ thuộc, điều này có nghĩa là 6 yếu tố chất lượng sản phẩm, quảng cáo, giá cả, thương hiệu, khuyến mãi, nhóm tham khảo chỉ giải thích được 59,2% biến thiên của quyết định lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật. Cho nên, có khả năng trong thực tế có thêm những yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

5.2 Một số hàm ý chính sách về giải pháp giúp tăng quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân, thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân,

5.2.1 Hàm ý chính sách về giải pháp cho chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là yếu tố có tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật với chỉ số β=0,270. Do vậy các công ty cần tập trung nguồn lực để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho công ty để thực hiện mục tiêu này như sau:

- Tìm kiếm và hợp tác với những nhà cung cấp nguyên liệu, các tập đoàn lớn, có

uy tín ở nước ngoài để bào chế thuốc đáng tin cậy. Nâng cao uy tín để có được những nguồn nguyên liệu tốt có thời hạn sử dụng lâu dài. Đồng thời tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới tiên tiến hơn.

- Chọn nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng cảm nhận của người tiêu dùng. Vì tâm lý người tiêu dùng luôn tin tưởng hàng hóa được nhập từ các quốc gia này.

- Thường xuyên kiểm tra, hoàn thiện công nghệ, thiết bị và quy trình sản xuất sản

phẩm đặc biệt là khâu đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.

- Đầu tư cho bộ phận R&D để tìm ra những công thức điều chế hoạt chất một

cách tốt nhất phù hợp với điều khiện thời tiết ở Việt Nam. Nâng cao tác dụng và thời gian sử dụng của thuốc.

- Đẩy mạnh đầu tư cho thuốc thế hệ mới thay thế cho hàng ngoại với chất lượng

tương đương hoặc tốt hơn.

- Liên hệ phối hợp với các Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật tại địa phương nhằm biết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được tình hình cơ cấu của các loại cây trồng trong từng thời điểm để sản xuất những sản phẩm mang công dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà nông. Ví dụ, trong vụ Đông Xuân thời tiết có nhiều sương mù, do đó cây lúa sẽ bị bệnh đạo ôn nhiều, vì vậy tại thời điểm này công ty nên chủ lực tung ra thị trường những sản phẩm có khả năng tiêu diệt bệnh đạo ôn với chất lượng cao để đáp ứng thị trường mang lại doanh thu cao.

- Thu thập thông tin về sản phẩm của các công ty đối thủ cạnh tranh sau đó tiến hành thống kê phân tích đưa ra những nhận định chung xem nó có những công dụng gì và những hạn chế nào, để trên cơ sở này tạo ra những sản phẩm hoàn hảo hơn.

- Tập trung đặc biệt vào các đặc điểm của sản phẩm như công hiệu nhanh và triệt để, cách sử dụng tiện lợi dễ dàng phối trộn và sử dụng. Đặc biệt là đảm bảo tính an toàn đối với cây trồng và có khả năng phòng trừ được các loại sâu bệnh hại có khả năng kháng thuốc. Nâng cao nồng độ hoạt chất của thuốc cũng góp phần tác động đến quyết định lựa chọn của nông hộ.

5.2.2 Hàm ý chính sách về giải pháp cho giá cả cảm nhận

Yếu tố này có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật của các hộ gia đình mức ý nghĩa (β=0,193). Cho nên, công ty cần có những chính sách giá phù hợp không làm mất hình ảnh cũng như chất lượng của sản phẩm, phù hợp với nhu cầu của người nông dân. Giá cả sản phẩm phải biểu thị được các đặc điểm cảm xúc để người nông dân cảm nhận xứng đáng về chi phí đã chi trả. Để làm được như vậy thì công ty có thể tiếp tục duy trì những chính sách giá có tầm nhìn chiến lược xa hơn. Đồng thời, xem xét thực hiện những chính sách giảm giá cho các sản phẩm có phân khúc tầm thấp hơn. Ngoài ra, công ty cũng cần có sự hiểu biết về giá cả sản phẩm của đối thủ một cách toàn diện nhất trong khả năng của mình để có những chiến lược phản ứng lại nhanh chóng không để mất khách hàng và nhiễu giá của mình.

5.2.3 Hàm ý chính sách về giải pháp cho thương hiệu

Thương hiệu là yếu tố có cường độ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật đứng sau yếu tố chất lượng sản phẩm (β=0,263). Do vậy, Các công ty cần có các chính sách phát triển thương hiệu của mình về lâu dài. Đặc biệt tại thị trường các tỉnh mang lại doanh thu thấp. Đồng thời tăng duy trì hình ảnh thương hiệu ở các thị trường đã có doanh thu cao. Do đó, các công ty cần tăng cường các hoạt động phát triển quan hệ công chúng (PR) nhằm tạo dựng lòng tin của nhà nông để nâng cao sự lựa chọn của họ.

Tăng cường các hoạt động quảng cáo, truyền thông và các hoạt động cộng đồng vì xã hội. Sử dụng các kênh truyền thông để làm bật lên hình ảnh và hành động của công ty từ đó xây dựng một nền tản thương hiệu vững chắc trong lòng khách hàng và người tiêu dùng.

Liên kết với các tập đoàn kinh doanh sản xuất các chế phẩm nông nghiệp nổi tiếng trên thế giới cũng là một lựa chọn hoàn hảo để nâng cao uy tính và độ bền thương hiệu trên thị trường. Vì nông dân rất thích là khách hàng của một thương

hiệu xứng tầm và có đẳng cấp. Bên cạnh đó thụ hưởng được nhiều chính sách quảng bá thương hiệu từ các tập đoàn này.

5.2.4 Hàm ý chính sách về giải pháp đối với nhóm tham khảo

Nhóm tham khảo là yếu tố có cường độ ảnh hưởng mạnh đến quyết định lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật (β=0,176). Do vậy, các công ty cần đẩy mạnh truyền thông, phối hợp với những Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật tại địa phương tổ chức những lớp huấn luyện khuyến nông về kiến thức nông nghiệp, nâng cao nhận thức của người nông dân. Từ đó, họ sẽ hiểu được nhiều hơn về sản phẩm và thương hiệu của các doanh nghiệp cũng như sẽ giới thiệu cho những người khác cùng biết đến.

Bên cạnh đó, công ty cần duy trì và nâng cao hiệu quả dịch vụ tư vấn sản phẩm qua điện thoại của mình để có thể nhận được những phản hồi ý kiến của khách hàng. Đồng thời, kết hợp kịp thời giải quyết thỏa đáng những khiếu nại. Hạn chế yếu tố cán bộ địa phương tham gia tư vấn cho bà con nông dân sử dụng thuốc vì đa số bà con nông dân không có lòng tin vì các vụ bán hàng tư lợi cá nhân của một số cán bộ, đã gây mất thiện cảm với người nông dân.

Phát triển đội kỹ sư nông nghiệp thường xuyên đi thăm đồng, thăm vườn và hổ trợ tư vấn cho bà con nông dân về các phương pháp kỹ thuật canh tác phòng trừ dịch hại cũng như hướng dẫn cho bà con cách nhận biết và sử dụng đúng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng và môi trường.

Đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng là các đại lý chuyên kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật để các đại lý có khả năng hiểu biết và hướng dẫn cho người nông dân về kiến thức sản phẩm cũng như nhận dạng các tính cách thương hiệu biểu hiện qua chất lượng và đặc tính của sản phẩm.

5.2.5 Hàm ý chính sách về giải pháp cho quảng cáo

Với kết quả nghiên cứu là quảng cáo có cường độ tác động ít nhất theo đến quyết định lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật (β=0,130). Tuy nhiên, công ty cũng không

thể bỏ qua việc đầu tư nguồn lực cho hoạt động này, vì thông qua quảng cáo thương hiệu các công ty mới đến gần với người nông dân. Sản phẩm các công ty mới được nhà nông biết đến. Đồng thời là phương tiện rất quan trọng để gợi nhớ thương hiệu cũng như tên sản phẩm cho bà con nông dân về thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm. Các chương trình tọa đàm cùng các nhà khoa học trên đài phát thanh và kênh truyền hình ngày nay được bà con nông dân đánh giá rất cao. Vì đó là tiếng nói của các nhà khoa học và đáng tin hơn các nguồn thông tin mang tính chất quảng cáo đại trà khác. Các công ty cần chọn một mô hình quảng cáo mang tính chất trung thực sẽ thu hút được lòng tin của người tiêu dùng vì ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ cây trồng của nông dân tại bà rịa – vũng tàu năm 2015 (Trang 83 - 150)