Kết quả kiểm định Levene (bảng 4.12) cho thấy trị Sig = 0,324 > 0,05 nên phương sai các nhóm không khác nhau một cách có ý nghĩa. Do đó, có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA ở bảng tiếp theo.
Bảng 4.12: Kiểm định Levene
D
Levene Statistic df1 df2 Sig.
Kết quả kiểm định phương sai Oneway Anova (bảng 4.13) cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá quyết định chọn mua thuốc bảo vệ thực vật giữa các nhóm có diện tích canh tác khác nhau do trị Sig = 0,010 < 0,05.
Bảng 4.13: Kiểm định ANOVA
D
Sum of
Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups 5,752 3 1,917 3,896 0,010
Within Groups 103,825 211 0,492
Total 109,577 214
Dựa trên kết quả kiểm định ANOVA tác giả tiến hành so sánh giá trị trung bình giữa các nhóm có diện tích khách nhau. Kết quả biểu thị như sau:
Bảng 4.14: So sánh trung bình
Diện tích canh tác Trung bình Độ lệch chuẩn
0,1 đến dưới 0,5 ha 3,4624 0,74624
0,5 đến dưới 1 ha 3,6592 0,65355
1 đến dưới 1,5 ha 3,8170 0,69909
Từ 1,5 ha trở lên 4,1333 0,82664
Trong đó, nhóm đối tượng khảo sát có quyết định chọn mua thuốc bảo vệ thực vật cao nhất là nhóm có diện tích canh tác từ 1,5ha trở lên, tiếp đến là nhóm có diện tích canh tác từ 1 đến dưới 1,5ha, nhóm có diện tích từ 0,5 đến dưới 1ha và cuối cùng là nhóm từ 0,1 đến 0,5ha. Như vậy, những người có diện tích canh tác
càng lớn có quyết định mua thuốc càng nhiều.
Tuy nhiên để đánh giá rõ hơn về sự khác biệt trong quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật của các nông hộ. Tác giả tiến hành kiểm định thống kê của Post-Hoc test bằng phương pháp Tukey để tìm kiếm các nhóm khác biệt có ý nghĩa.
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định bằng phương pháp Tukey
Diện tích canh tác N Alpha = 0,05
1 2 0,1 đến dưới 0,5 ha 31 3,4624 0,5 đến dưới 1 ha 67 3,6592 1 đến dưới 1,5 ha 102 3,8170 3,8170 Từ 1,5 ha trở lên 15 4,1333 Sig. 0,179 0,270
Kết quả kiểm định cho thấy có sự tách biệt làm hai nhóm phân biệt trong quyết định lựa chọn thương hiệu. Sự khác biệt này chứng minh rằng nhóm nông hộ có diện tích đất trồng ít hơn 1 ha sẽ có quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn nhóm nông hộ có diện tích đất trồng lớn hơn một ha. Kết quả này cũng phù hợp với tình hình thực tế tại khu vực. Do những nông hộ có diện tích đất trồng lớn, họ sẽ không có nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho cây trồng của họ. Nguy cơ dẫn đến giãm năng suất nông sản sẽ rất cao nếu như họ không đầu tư nhiều cho thuốc bảo vệ thực vật. Ngược lại, nhóm có diện tích đất trồng ít thì các tác nhân gây thiệt hại do sâu bệnh hại không nhiều. Vì diện tích nhỏ hẹp nên thời gian chăm sóc cho cây trồng sẽ nhiều và chu đáo hơn. Có thể là bằng các phương pháp thủ công để giảm chi phí đầu tư cho cây trồng. Chính vì thế mà đã tạo ra sự khác biệt này. Điều đó cũng phản ảnh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nghiên cứu trong mô hình sẽ ảnh hưởng không nhiều đến quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật của nhóm đối tượng này. Bên cạnh đó, các hộ nông dân có diện tích đất trồng lớn sẽ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố trong mô hình nghiên cứu.