Sửa đổi, bổ sung quy định về xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 146 - 147)

8. Kết cấu của luận án

4.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ

4.2.3. Sửa đổi, bổ sung quy định về xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba

thứ ba của biện pháp thế chấp quyền đòi nợ

Từ phân tích thực trạng các quy định có liên quan cho thấy, hiện nay các quy định của pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về phương thức kiểm soát, chi phối và quản lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ nên trên thực tế các bên gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, lúng túng trong quá trình thực hiện. Trong khi đó, việc hiểu và giải thích nội hàm quy định tại khoản 1 Điều 297 BLDS năm 2015 về áp dụng hai phương thức chiếm giữ và nắm giữ tài sản tương ứng với từng biện pháp thế chấp quyền đòi nợ để xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba vẫn chưa được làm sáng tỏ, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.

Tại Điều 23 Nghị định số 21 vừa được Chính phủ ban hành đã có các nội dung hướng dẫn một số nội dung chi tiết về hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên, các quy định tại Điều 23 Nghị định số 21 không có quy định đề cập, hướng dẫn phương thức kiểm soát, chi phối và quản lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ. Điều này thể hiện Nghị định số 21 vẫn chưa có cách tiếp cận hệ thống khi giải thích nội hàm của Điều 297 BLDS năm 2015 về áp dụng hai phương thức chiếm giữ và nắm giữ tài sản tương ứng với từng biện pháp bảo đảm và từng loại tài sản bảo đảm để xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

Do vậy, để khắc phục vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn, trong thời gian tới nên bổ sung hướng dẫn giải thích khái niệm nắm giữ theo hướng rộng nhất để bao quát đầy đủ các phương thức xác lập hiệu lực đối kháng với người

139

thứ ba tương ứng với từng loại tài sản bảo đảm. Trên tinh thần đó, cần sớm xây dựng một quy định chung diễn giải triệt để tinh thần của Điều 297 BLDS năm 2015 theo hướng: nắm giữ tài sản bảo đảm, với tư cách là phương thức làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba bao gồm các khả năng là (i) nắm giữ thực tế, (ii) nắm giữ về mặt pháp lý và (iii) nắm giữ có tính chất kiểm soát chi phối tài sản. Theo đó, đối với việc nắm giữ có tính chất kiểm soát chi phối tài sản nên tiếp cận theo hướng thừa nhận phương thức kiểm soát, chi phối, quản lý tài sản bảo đảm được áp dụng đối với quyền đòi nợ. Cụ thể, tham khảo khuyến nghị của UNCITRAL, trong thời gian tới nên xây dựng quy định biện pháp thế chấp quyền đòi nợ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba nếu bên nhận thế chấp quyền đòi nợ kiểm soát, chi phối, quản lý quyền đòi nợ theo một trong ba cách: (i) bên nhận thế chấp quyền đòi nợ chính là ngân hàng nơi mở tài khoản mà bên thế chấp và bên có nghĩa vụ thỏa thuận thanh toán tiền vào tài khoản đó; (ii) bên nhận thế chấp quyền đòi nợ, bên thế chấp và ngân hàng nơi mở tài khoản ký kết thỏa thuận trong đó ngân hàng đồng ý tuân theo chỉ dẫn của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ về việc trích nợ từ tài khoản mà không cần có sự đồng ý của bên thế chấp; (iii) bên nhận thế chấp quyền đòi nợ đứng tên chủ tài khoản mà bên thế chấp và bên có nghĩa vụ thỏa thuận thanh toán tiền vào tài khoản đó [108, a25].

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)