8. Kết cấu của luận án
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ
lao động có yêu cầu trả lương, cơ quan thuế, kho bạc nhà nước yêu cầu trả khoản thuế, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, người được thi hành án có quyền yêu cầu theo bản án/quyết định của tòa án.
4.2.5.3. Bổ sung hướng dẫn về thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp và bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ
Để khai thác tối đa giá trị quyền đòi nợ sử dụng thế chấp, UNCITRAL khuyến nghị một mặt thừa nhận quyền của bên nhận thế chấp trên tài sản thế chấp theo lý thuyết vật quyền, mặt khác quy định cụ thể những ngoại lệ [106, tr.107]. Theo đó, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ sẽ không còn quyền ưu tiên thanh toán khi có các ngoại lệ là: bên nhận thế chấp đã đồng ý trao quyền cho bên thế chấp được bán, trao đổi tài sản thế chấp là quyền đòi nợ và đồng thời cho phép chấm dứt vật quyền bảo đảm trên quyền đòi nợ đó [54, tr.30]. Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ, UNCITRAL cũng khuyến nghị mở rộng phạm vi quyền của bên nhận thế chấp quyền đòi nợ, theo đó bên nhận thế chấp quyền đòi nợ không chỉ có quyền ưu tiên đối với quyền đòi nợ ban đầu, mà còn có cả quyền ưu tiên đối với cả tài sản phái sinh từ quyền đòi nợ [106, tr.84]. Do vậy, để khắc phục bất cập, vướng mắc này, để có cơ sở thực hiện trên thực tế, nên sửa đổi, bổ sung BLDS năm 2015 theo hướng quy định các nội dung đã được UNCITRAL khuyến nghị nêu trên.
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ quyền đòi nợ
Ngoài các kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ, để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ, cần tập trung vào các giải pháp sau:
143
Một là, nâng cao năng lực xét xử tranh chấp cho Tòa án, Thẩm phán về
biện pháp bảo đảm nói chung và thế chấp quyền đòi nợ nói riêng. Biện pháp bảo đảm nói chung, thế chấp quyền đòi nợ nói riêng là một giao dịch phức tạp, trong khi đó các Tòa án, Thẩm phán còn chưa có nhiều kinh nghiệm giải quyết tranh chấp về lĩnh vực này dẫn đến việc giải quyết, xét xử còn thiếu thống nhất, chưa chính xác, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Do đó, cần thiết phải tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết tranh chấp về thế chấp quyền đòi nợ cho Thẩm phán.
Hai là, tăng cường sự phối hợp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp
hội Ngân hàng Việt Nam, Bộ Tư pháp đảm bảo sự phối hợp một cách có hiệu quả theo cơ chế sẵn sàng hỗ trợ, phối hợp, tham gia xây dựng cơ chế chính sách về biện pháp bảo đảm nói chung và thế chấp quyền đòi nợ nói riêng. Phát triển Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trở thành một nhịp cầu kết nối trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến biện pháp bảo đảm, việc nắm bắt thông tin, liên kết với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung về việc xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách cho biện pháp bảo đảm trong đó có thế chấp quyền đòi nợ.
Ba là, phát triển và tăng cường năng lực của đội ngũ nghiên cứu, xây
dựng pháp luật về biện pháp bảo đảm nói chung, về thế chấp quyền đòi nợ nói riêng. Biện pháp bảo đảm nói chung và thế chấp quyền đòi nợ là một lĩnh vực pháp luật có tính chuyên sâu, đa dạng và phức tạp, nên nguồn nhân lực tham gia để nghiên cứu, xây dựng pháp luật chuyên sâu về lĩnh vực này còn hạn chế. Trong tương lai, để đáp ứng nhu cầu thực tế xã hội, nhà nước ta cần thiết phải xây dựng một đạo luật về biện pháp bảo đảm, trong đó có các quy định hướng dẫn cụ thể về thế chấp quyền đòi nợ. Điều này đặt ra yêu cầu phải phát triển, nâng cao năng lực nguồn nhận lực riêng để nghiên cứu chuyên sâu và xây dựng đạo luật này.
144
việc xử lý tài sản bảo đảm nói chung và quyền đòi nợ sử dụng thế chấp nói riêng (như sự liên kết, phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại, các bộ, ngành có liên quan...) để hỗ trợ kịp thời và tháo gỡ khó khăn cho các cá nhân, tổ chức, ngân hàng tham gia thực hiện giao dịch thế chấp quyền đòi nợ. Ví dụ: cơ chế phối hợp liên quan đến vấn đề thu hồi, xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ; cơ chế phối hợp về trong việc kiểm soát, chi phối và quản lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ ....
Năm là, tổ chức rộng rãi hoạt động tuyên truyền, giáo dục, đào tạo pháp
luật về biện pháp bảo đảm cũng như thế chấp quyền đòi nợ. Các cơ quan nhà nước hữu quan cần xây dựng các kế hoạch tuyên truyền pháp luật về biện pháp thế chấp quyền đòi nợ. Trên cơ sở đó phổ biến rộng rãi pháp luật về quyền đòi nợ và thế chấp quyền đòi nợ đến các tổ chức, cá nhân nhằm giúp họ có sự hiểu biết về hoạt động này. Trên cơ sở đó thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ.
145
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trên cơ sở các yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ (đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; tương thích với thông lệ tốt của quốc tế về giao dịch bảo đảm; thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật; khắc phục bất cập, vướng mắc, đáp ứng nhu cầu thực tiễn), tại chương 4 luận án đã đưa ra các giải pháp kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ. Theo đó, để thật sự có cuộc cải cách lớn trong xây dựng và các quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có tính logic, rõ ràng, tính hệ thống cao, đồng bộ, đơn giản, có tính chắc chắn, minh bạch, dễ áp dụng, thì cấu trúc của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nên thiết kế theo bốn trụ cột: (i) Xác lập giao dịch bảo đảm có hiệu lực giữa các bên, (ii) Xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba, (iii) Xử lý tài sản bảo đảm; (iv) Xác định thứ tự ưu tiên.
Để hoàn thiện các quy định về xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi nợ có hiệu lực giữa các bên, nên sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật theo hướng: (i) Bổ sung một số quy định hướng dẫn về tài sản thế chấp là quyền đòi nợ theo hướng quy định rõ: nội hàm khái niệm quyền đòi nợ; mở rộng phạm vi tài sản thế chấp là quyền đòi nợ; bên thế chấp được dùng quyền đòi nợ thuộc quyền sử dụng, quản lý làm tài sản thế chấp; thống nhất về mô tả thế chấp là quyền đòi nợ; (ii) Bổ sung một số quy định hướng dẫn về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia biện pháp thế chấp quyền đòi nợ theo hướng quy định rõ: xác định bên thế chấp quyền đòi nợ có nghĩa vụ thông báo cho bên có nghĩa vụ; bên có nghĩa vụ không được thanh toán trực tiếp cho bên thế chấp sau khi đã thế chấp quyền đòi nợ.
Hoàn thiện các quy định về hiệu lực đối kháng với bên thứ ba khi thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ chủ yếu tập trung vào việc diễn giải triệt để tinh thần của Điều 297 BLDS năm 2015 theo hướng nắm giữ tài sản bảo đảm, với tư cách là phương thức làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ
146
ba bao gồm các khả năng là (i) nắm giữ thực tế, (ii) nắm giữ về mặt pháp lý và (iii) nắm giữ có tính chất kiểm soát chi phối tài sản. Trong đó, việc nắm giữ có tính chất kiểm soát chi phối tài sản nên tiếp cận theo hướng thừa nhận phương thức kiểm soát chi phối tài sản bảo đảm được áp dụng đối với quyền đòi nợ.
Để hoàn thiện các quy định về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ nên sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật theo hướng bổ sung quy định hướng dẫn việc từ chối thanh toán của bên có nghĩa vụ và việc giải quyết quyền lợi của các bên khi bên có nghĩa vụ từ chối thanh toán; bỏ quy định về việc cho phép bên nhận thế chấp nhận tài sản khác từ bên có nghĩa vụ trả nợ.
Cuối cùng, để hoàn thiện các quy định về thứ tự ưu tiên khi thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ nên sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật theo hướng bổ sung hướng dẫn về thứ tự ưu tiên giữa về thứ tự giữa các bên cùng nhận thế chấp quyền đòi nợ, thứ tự ưu tiên nhận thế chấp quyền đòi nợ và bên có đặc quyền và thứ tự ưu tiên thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp và bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ.
147
KẾT LUẬN
Xuất phát từ tiền đề quan trọng là cấu trúc bốn trụ cột của giao dịch bảo đảm hiện đại được UNCITRAL khuyến nghị áp dụng, trên cơ sở tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài, các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và các cơ sở lý thuyết quan trọng (lý thuyết về vật quyền bảo đảm, lý thuyết tiếp cận theo chức năng bảo đảm, lý thuyết về tự do hợp đồng, lý thuyết về phân loại tài sản và lý thuyết về nghĩa vụ), luận án đã phân tích và chỉ rằng quyền đòi nợ được hình thành từ ba yếu tố: bên có quyền (trái chủ), bên có nghĩa vụ (thụ trái) và đối tượng là khoản tiền hoặc vật phải trả. Quyền đòi nợ là quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải trả khoản tiền hoặc vật, bao gồm khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán và quyền yêu cầu khác phát sinh từ hợp đồng hoặc sự kiện pháp lý hoặc do pháp luật quy định. Bất kỳ quyền đòi nợ nào có giá trị kinh tế, mang lại lợi ích cho con người đều được coi là quyền tài sản.
Thế chấp quyền đòi nợ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên thế chấp sử dụng quyền đòi nợ thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp đối với bên nhận thế chấp. Thế chấp quyền đòi nợ là một biện pháp có tính chất vật quyền nhằm bảo đảm cho quan hệ trái quyền. Tính chất vật quyền của biện pháp thế chấp quyền đòi nợ được thể hiện thông qua việc bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền yêu cầu trực tiếp bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền, quyền kiểm soát quyền đòi nợ, quyền ưu tiên thanh toán và các quyền này có giá trị đối kháng với bên thứ ba.
Cấu trúc của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ được xây dựng dựa trên cơ sở cấu trúc bốn trụ cột về giao dịch bảo đảm hiện đại của UNCITRAL và lý thuyết tiếp cận theo chức năng bảo đảm, gồm: (i) Xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi nợ có hiệu lực giữa các bên; (ii) Xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba khi thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ; (iii) Xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ; (iv) Xác định thứ tự ưu tiên khi thực hiện biện pháp thế chấp
148
quyền đòi nợ. Trên cơ sở cấu trúc này, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng, thực tiễn áp dụng pháp luật, bình luận một số bản án giải quyết tranh chấp có liên quan đến thế chấp quyền đòi nợ tương ứng với từng trụ cột của giao dịch bảo đảm và phát hiện những vấn đề còn bất cập, vướng mắc của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ.
Từ thực trạng pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ, luận án xây dựng các yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ, từ đó đề xuất các giải pháp kiến nghị thiết kế cấu trúc của pháp luật Việt Nam về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo bốn trụ cột về giao dịch bảo đảm hiện đại của UNCITRAL và lý thuyết tiếp cận theo chức năng bảo đảm. Đồng thời, đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện các quy định về xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi nợ có hiệu lực giữa các bên; hoàn thiện các quy định về hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của biện pháp thế chấp quyền đòi nợ; hoàn thiện các quy định về xử lý tài sản thế chấp; hoàn thiện các quy định về thứ tự ưu tiên khi thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ.
149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Lê Trọng Dũng (2021), “Quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam và những vấn đề cần hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (4), tr.21-26.
2. Lê Trọng Dũng (2020), “Điều kiện để quyền đòi nợ được làm tài sản thế chấp theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Kiểm sát (20), tr.32-39.
3. Lê Trọng Dũng (2020), “Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng quyền
đòi nợ làm tài sản thế chấp”, Tạp chí Ngân hàng (17), tr.28-32.
4. Lê Trọng Dũng, Đỗ Giang Nam (2020), “Xu thế sử dụng động sản làm
tài sản bảo đảm và các vấn đề cần quan tâm khi xây dựng Nghị định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”, Sách Xây dựng Nghị định của Chính phủ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, tr.74-88.
i
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Tư pháp (2020), Báo cáo tổng kết số 83/BC-BTP ngày
09/04/2020 về Thực tiễn thi hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và đánh giá thực tiễn áp dụng quy định pháp luật liên quan về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sau khi Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành, Cục đăng
ký Quốc gia giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
2. Bộ Tư pháp (2016), Báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành Nghị định số
163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, Cục đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
3. Bộ Tư pháp (2020), Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị định về bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự của Bộ Tư pháp, Cục đăng ký Quốc gia giao dịch bảo
đảm.
4. Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo tổng hợp tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về giao dịch bảo đảm, Cục đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm, Hà
Nội.
5. Bộ Tư pháp (2017), Những điểm mới của chế định bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ của Bộ luật Dân sự năm 2015, Cục Đăng ký Quốc gia giao dịch bảo
đảm, Hà Nội.
6. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (2014), Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm, Hà Nội.
7. Bộ Tư pháp (2007), Thông tư số 04/2007/TT-BTP ngày 17/5/2007 hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, Hà Nội.
ii
8. Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày
16/02/2011 hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao