Nguyên nhân bất cập, vƣớng mắc của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 129 - 133)

8. Kết cấu của luận án

3.4. Nguyên nhân bất cập, vƣớng mắc của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ

trước, ngược lại một số Tòa án khác cũng có thể có quan điểm xác định bên có đặc quyền có được ưu tiên thanh toán trước.

3.4. Nguyên nhân bất cập, vƣớng mắc của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ quyền đòi nợ

Một số nguyên nhân dẫn đến tồn tại bất cập, vướng mắc của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ bao gồm:

- Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng các hoạt động kinh tế, xã

hội với xu hướng đa dạng cả về phạm vi, chủ thể, đối tượng, cơ chế pháp lý trong việc thực hiện biện pháp bảo đảm đã dẫn đến các quy định có liên quan của BLDS 2015 bộc lộ một số bất cập, hạn chế, không phù hợp với thực tiễn, cũng như không đồng bộ, thống nhất với nhau. Trên thực tế, pháp luật về biện pháp bảo đảm của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên nền tảng mô hình lý thuyết truyền thống phân biệt biện pháp bảo đảm riêng lẻ, do đó vẫn chưa có sự tách bạch giữa pháp luật điều chỉnh giao dịch bảo đảm bằng bất động sản và động sản; chưa thiết kế các quy định về xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba, xác thứ tự ưu tiên, xử lý tài sản bảo đảm phù hợp với loại động sản là quyền đòi nợ. Trong bối cảnh đó, mô hình lý thuyết truyền thống của pháp luật về giao dịch bảo đảm dựa trên sự phân biệt giữa các biện pháp bảo đảm riêng lẻ như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh xuất hiện từ thời kỳ La Mã cổ đại – thời kỳ nền kinh tế dựa chủ yếu vào đất đai và các tài sản hữu hình khác - đã tỏ ra không còn phù hợp. Nhu cầu hình thành một mô hình lý thuyết mới về giao dịch bảo đảm trở nên cấp thiết [79, tr 31].

122

hướng dẫn các nội dung về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại BLDS năm 2015, tuy nhiên nhiều nội dung bất cập, hạn chế vẫn chưa được Nghị định 21 hướng dẫn để giải quyết một cách thỏa đáng. Ví dụ, Nghị định số 21 chưa xây dựng cấu trúc một cách rõ ràng, mạch lạc và có quy định hướng dẫn cụ thể để thực sự tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích sử dụng quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm; nhiều quy định về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ có giá trị thi hành, phù hợp với thực tiễn trong thời gian vừa qua đã được quy định tại Thông tư số 16 nhưng không được ghi nhận và quy định, hướng dẫn tại Nghị định số 21 để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành các quy định này.

- Thứ ba, năng lực xét xử tranh chấp của Tòa án, Thẩm phán về biện pháp

bảo đảm nói chung và thế chấp quyền đòi nợ nói riêng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Thế chấp quyền đòi nợ là một giao dịch phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề gồm cả pháp lý và tài chính, trong khi đó các Tòa án, Thẩm phán còn chưa có nhiều kinh nghiệm giải quyết tranh chấp về lĩnh vực này, dẫn đến việc giải quyết, xét xử còn thiếu thống nhất, chưa chính xác, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

123

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Tại chương 3 của luận án đã phân tích thực trạng pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ và chỉ ra rằng trong bối cảnh các quy định chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, không còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, cũng như không đảm bảo được sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật có liên quan thì các quy định riêng của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ cũng không nằm ngoài các bất cập, hạn chế đó. Do vậy, các quy định về thế chấp quyền đòi nợ cần tiếp tục được xem xét, rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ chế pháp lý giúp các bên thuận tiện xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi nợ.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, thực tiễn áp dụng pháp luật, bình luận một số bản án giải quyết tranh chấp có liên quan đến thế chấp quyền đòi nợ, chương 3 của luận án đã phát hiện những vấn đề còn bất cập, vướng mắc của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ, cụ thể:

Thứ nhất, từ thực trạng pháp luật về xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi

nợ có hiệu lực giữa các bên đã phát hiện một số bất cập, vướng mắc như: chưa quy định nội hàm khái niệm quyền đòi nợ và sử dụng không thống nhất cụm từ quyền đòi nợ; chưa quy định về phạm vi tài sản thế chấp là quyền đòi nợ; chưa khuyến khích và thúc đẩy việc sử dụng đa dạng quyền đòi nợ khi yêu cầu bên thế chấp có quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ; quy định về mô tả tài sản thế chấp là quyền đòi nợ chưa thống nhất với nhau; chưa quy định bên có nghĩa vụ có nghĩa vụ không được thanh toán trực tiếp cho bên thế chấp sau khi đã thế chấp quyền đòi nợ.

Thứ hai, từ thực trạng pháp luật về hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của

biện pháp thế chấp quyền đòi nợ đã phát hiện bất cập, vướng mắc là: các quy định của pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về phương thức kiểm soát, chi phối và quản lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ nên trên thực tế các bên gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, lúng túng trong quá trình thực hiện.

124

Thứ ba, từ thực trạng pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ

đã phát hiện một số bất cập, vướng mắc như: pháp luật chưa quy định cụ thể về quyền từ chối thanh toán của bên có nghĩa vụ và việc giải quyết quyền lợi của các bên khi bên có nghĩa vụ thực hiện quyền từ chối thanh toán; quy định về việc cho phép bên nhận thế chấp nhận tài sản khác từ bên có nghĩa vụ trả nợ không khả thi.

Thứ tư, từ thực trạng pháp luật về thứ tự ưu tiên khi thực hiện biện pháp

thế chấp quyền đòi nợ đã phát hiện một số bất cập, vướng mắc như: các quy định của pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp quyền đòi nợ và bên có đặc quyền dẫn đến việc các bên lúng túng trong việc thực hiện, phát sinh nhiều vướng mắc trên thực tế; quy định thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp và bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ mâu thuẫn, không phù hợp với tinh thần quy định của BLDS năm 2015.

125

Chƣơng 4

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẾ CHẤP QUYỀN ĐÒI NỢ

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)