Kế thừa và nghiên cứu phát triển

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 27 - 30)

8. Kết cấu của luận án

1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

1.3.1. Kế thừa và nghiên cứu phát triển

1.3.1.1. Kết quả nghiên cứu được kế thừa

Trên cơ sở tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài, có thể thấy các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước đã cơ bản xây dựng được nền móng nghiên cứu lý luận, thực trạng và kiến nghị về biện pháp bảo đảm đảm thực hiện nghĩa vụ, thế chấp động sản, thế chấp quyền tài sản nói chung và thế chấp quyền đòi nợ nói riêng. Các công trình nghiên cứu đã khái quát, hệ thống các quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ, đề cập và phân tích một số nội dung từ lý luận, thực trạng cho đến kiến nghị về thế chấp quyền đòi nợ. Đồng thời, các công trình nghiên cứu đã luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn và các đặc thù của việc thế chấp quyền đòi nợ, từ đó kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật với các cách tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn khác nhau.

Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan tới thế chấp quyền đòi nợ có giá trị tham khảo, so sánh, gợi ý các giải pháp pháp lý về thế chấp quyền đòi nợ cho Việt Nam, không có ý nghĩa thay thế việc nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam. Trên thực tế, một số công trình nghiên cứu về thế chấp quyền đòi nợ ở Việt Nam đã mang lại một số thành tựu nghiên cứu về thế chấp quyền đòi nợ. Với việc kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học này sẽ giúp cho việc nghiên cứu đề tài tránh cách nhìn phiến diện. Mặt khác, đề tài về thế chấp quyền đòi nợ là một công trình nghiên cứu chuyên sâu trong một lĩnh vực

20

hẹp, không phải là một lĩnh vực độc lập nên cùng với việc kế thừa các kết quả đã được nghiên cứu, tác giả sẽ tập trung vào các nội dung chưa nghiên cứu sâu trong bối cảnh các quy định của BLDS năm 2015 có nhiều nội dung thay đổi về thế chấp tài sản. Theo đó, các kết quả nghiên cứu có thể được kế thừa trong qua trình nghiên cứu đề tài bao gồm:

Thứ nhất, kế thừa một số kết quả nghiên cứu lý luận về khái niệm, đặc điểm, bản chất của quyền đòi nợ và thế chấp quyền đòi nợ.

Thứ hai, kế thừa một số kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật như các bất cập, vướng mắc khi thực hiện quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm nói chung và thế chấp nói riêng; bất cập, vướng mắc cụ thể về xử lý tài sản bảo đảm là động sản; việc thiếu các quy định của pháp luật điều chỉnh toàn diện việc thế chấp quyền đòi nợ; vướng mắc về thế chấp quyền đòi nợ; sự thiếu vắng các quy định của pháp luật để bảo vệ đầy đủ quyền, lợi ích chính đáng của các bên khi tham gia giao dịch thế chấp quyền đòi nợ; khó khăn, vướng mắc của việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ.

Thứ ba, kế thừa một số kết quả nghiên cứu kiến nghị hoàn thiện pháp luật

như các yêu cầu hoàn thiện pháp luật về biện pháp bảo đảm, thế chấp động sản và thế chấp quyền tài sản; xu hướng xây dựng và ban hành một đạo luật riêng về giao dịch bảo đảm bằng động sản được; sửa đổi, bổ sung, ban hành Nghị định quy định các biện pháp thi hành Bộ luật dân sự về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; giải quyết các bất cập của việc xử lý tài sản thế chấp; việc hoàn thiện pháp luật về thế chấp động sản theo xu hướng chung và thông lệ quốc tế tốt nhất đã được; xu hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản thế chấp; xây dựng khái niệm quyền đòi nợ; cách thức để bảo vệ quyền của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp là quyền đòi nợ được; sử dụng phương thức khác để xử lý thế chấp quyền đòi nợ.

1.3.1.2. Vấn đề chưa được nghiên cứu sâu hoặc cần tiếp tục nghiên cứu phát triển trong luận án

21

Trên cơ sở bốn trụ cột của pháp luật về giao dịch bảo đảm hiện đại của UNCITRAL (xác lập biện pháp bảo đảm có hiệu lực giữa các bên; xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba; xác định thứ tự ưu tiên; xử lý tài sản bảo đảm), Luận án sẽ nghiên cứu khả năng dung nạp, kết hợp hài hòa những hạt nhân hợp lý của mô hình cấu trúc của giao dịch bảo đảm mà UNCITRAL khuyến nghị để đánh giá, phân tích, cấu trúc nội dung pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ và đề xuất nội dung chi tiết hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ. Theo đó, các vấn đề được luận án nghiên cứu sâu hoặc cần tiếp tục nghiên cứu phát triển trong quá trình thực hiện đề tài gồm:

Thứ nhất, về quyền đòi nợ và thế chấp quyền đòi nợ: Nghiên cứu làm rõ

nội hàm khái niệm quyền đòi nợ, phân loại, bản chất, đặc điểm pháp lý của quyền đòi nợ và thế chấp quyền đòi nợ; nghiên cứu phân tích và làm rõ cấu trúc của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ trên cơ sở cấu trúc bốn trụ cột của pháp luật về giao dịch bảo đảm hiện đại của UNCITRAL.

Thứ hai, về xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi nợ có hiệu lực giữa các bên: Nghiên cứu các điều kiện xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi nợ có hiệu

lực giữa bên thế chấp và bên nhận bên thế chấp, bao gồm: (i) các điều kiện giao kết, thực hiện hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ (hình thức hợp đồng, mô tả tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ); (ii) điều kiện về quyền đòi nợ được sử dụng làm tài sản thế chấp; (iii) điều kiện về hợp đồng cơ sở làm phát sinh quyền đòi nợ; (iv) quyền và nghĩa vụ của các bên trong biện pháp thế chấp quyền đòi nợ.

Thứ ba, xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của biện pháp thế chấp quyền đòi nợ: Nghiên cứu (i) khi biện pháp thế chấp quyền đòi nợ phát sinh hiệu

lực đối kháng với bên thứ ba thì bên nhận thế chấp có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho mình và quyền ưu tiên thanh toán từ việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ; (ii) phương thức kiểm soát, chi phối và quản lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ; (iii) công khai/đăng ký biện pháp thế chấp quyền đòi nợ để làm cơ sở xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba.

22

Thứ tư, về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ: Nghiên cứu (i) bên nhận

thế chấp quyền đòi nợ có quyền xử lý tài sản thế chấp bằng cách trực tiếp thu nợ từ bên có nghĩa vụ trả nợ hoặc định đoạt tài sản thế chấp là quyền đòi nợ theo phương thức khác; (ii) bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền thực hiện đồng thời các phương thức xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ nhằm tối đa hóa giá trị thu được từ tài sản thế chấp, được lựa chọn phương thức xử lý tài sản thế chấp mà không cần có sự đồng ý của bên thế chấp hoặc bên thứ ba.

Thứ năm, xác định thứ tư ưu tiên khi thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ: Nghiên cứu (i) thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp quyền đòi nợ với bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ; (ii) thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp quyền đòi nợ và bên có đặc quyền.

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)