Nghiên cứu về xác định thứ tự ưu tiên

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 25 - 27)

8. Kết cấu của luận án

1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài

1.2.5. Nghiên cứu về xác định thứ tự ưu tiên

Xác định thứ tự ưu tiên là trụ cột thứ tư và cuối cùng trong cấu trúc của pháp luật giao dịch bảo đảm hiện đại theo khuyến nghị của UNCITRAL. Việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về thứ tự ưu tiên khi thực hiện thế chấp

18

là quyền đòi nợ tập trung vào các công trình khoa học đã nghiên cứu về lý luận, thực trạng và giải pháp xoay quanh các vấn đề: Thứ tự ưu tiên giữa các cùng bên nhận thế chấp; thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp và bên có đặc quyền; thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp và bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ.

Tác giả Louise Gullifer (2009) đưa ra những vấn kinh điển về lĩnh vực giao dịch bảo đảm của Anh, trong đó có tài sản được dùng để thế chấp, đăng ký thế chấp và xác định thứ tự ưu tiên… Mục đích của biện pháp thế chấp được tác giả Louise Gullifer cho rằng nhằm bảo vệ bên nhận thế chấp ở góc độ bên nhận thế chấp sẽ giành được quyền ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp [102]. Tác giả Bùi Đức Giang (2012) cho rằng thế chấp quyền đòi nợ là một loại hình giao dịch bảo đảm ngày càng được sử dụng rộng rãi trong khuôn khổ các hợp đồng tín dụng. Thế chấp quyền đòi nợ với những ưu điểm không thể phủ nhận ngày càng được các bên lựa chọn trong các giao dịch thương mại, nhất là trong khuôn khổ các hợp đồng tín dụng [40, tr.59]. Tác giả Hồ Quang Huy (2010) đã khẳng định thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm vật quyền cho phép chủ thể quyền thực hiện quyền của mình đối với tài sản bảo đảm trước những chủ thể đã xác lập quyền bảo đảm sau mình (gọi là quyền ưu tiên) [46].

Tác giả Vũ Thị Hồng Yến (2013) đưa ra kiến nghị cần quy định đăng ký là thủ tục bắt buộc để xác lập quyền trên tài sản thế chấp và là một trong những căn cứ để xác định quyền ưu tiên giữa các chủ thể; các kiến nghị liên quan đến căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên khi thanh toán số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp và việc bảo vệ quyền của bên thế chấp trong quá trình xử lý tài sản thế chấp [93, tr.170]. Đối với thế chấp quyền đòi nợ, tác giả Vũ Thị Hồng Yến cho rằng thông báo về việc xác lập giao dịch thế chấp quyền đòi nợ cho bên có nghĩa vụ trả nợ dù trên thực tế là một trong số các yếu tố then chốt của chế định thế chấp quyền đòi nợ nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng của nhà làm luật bởi vì quy định hiện hành không chỉ rõ vai trò của việc cung cấp thông tin về thế chấp quyền đòi nợ. Sau khi được thông báo, bên có nghĩa vụ trả nợ sẽ biết được rằng một giao dịch thế chấp đối với quyền đòi nợ mà mình có nghĩa vụ

19

thanh toán đã được xác lập và rằng bên nhận thanh toán quyền đòi nợ khi đến hạn sẽ là bên nhận thế chấp. Việc thông báo này là hết sức cần thiết vì không chỉ nhằm mục đích thông tin cho con nợ biết về chủ nợ mới (có thể phát sinh nếu đến hạn nghĩa vụ bảo đảm bằng thế chấp có sự vi phạm), mà còn khẳng định quyền ưu tiên được thanh toán của bên nhận thế chấp trước tất cả các chủ thể khác [94, tr.229].

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)